Đó là nội dung nghị quyết ngày 23/2 của Bộ Chính trị về chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Theo đó, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý với nhân viên ngành y, có chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người công tác tại trạm y tế xã.
Từ nay đến 2010, nhà nước sẽ đầu tư mạnh, tạo bước bứt phá để nâng cấp các cơ sở y tế, trong đó ưu tiên củng cố mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện và trung tâm y tế khu vực.
Việt Nam sẽ xây dựng chính sách viện phí mới theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân (hiện viện phí chỉ mới được tính một phần chi phí thực). Điều này đồng nghĩa với việc người dân sẽ phải trả nhiều tiền hơn khi đến bệnh viện, phòng khám. Để mọi người đều có cơ hội khám chữa bệnh, việc xây dựng và áp dụng chế độ viện phí mới sẽ được thực hiện song song với lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Riêng người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội sẽ được Nhà nước cung cấp kinh phí khám chữa bệnh.
Ngày 24/2, trong buổi mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày Thày thuốc Việt Nam (27/ 2), Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Hải cam kết sẽ tăng ngân sách đầu tư và nâng cao mức sống cho nhân viên y tế. Ông Hải cũng đề nghị các ngành chức năng rà soát lại chế độ đãi ngộ để sửa đổi phù hợp, đặc biệt là với những người làm việc trong môi trường độc hại như phòng chống HIV/AIDS. Năm nay, ngân sách dành cho y tế thành phố sẽ lên tới 500 tỷ đồng, cao gấp đôi so với năm ngoái.
Thanh Lê
▪ Huyền sâm chữa viêm họng? (25/02/2005)
▪ Cầu thủ dễ bị thoái hóa tế bào thần kinh (25/02/2005)
▪ Phát hiện thêm 1 ca nhiễm H5N1 (25/02/2005)
▪ Ngũ gia bì vừa làm cảnh, vừa làm thuốc (25/02/2005)
▪ Thế giới khát nước sạch (25/02/2005)
▪ Ruồi không truyền Virus H5N1 sang động vật khác (24/02/2005)
▪ Khỏe: Chỉ cần 30 phút (24/02/2005)
▪ Trà xanh chống ung thư bàng quang (24/02/2005)
▪ Ngộ độc sắn dễ gây tử vong (25/02/2005)
▪ WHO: Thế giới đang trông chờ vào khả năng phòng chống dịch của Việt Nam (25/02/2005)