![]() |
Đậu phụ tốt cho bệnh nhân tiểu đường. |
Hai loại thức ăn chứa cùng lượng glucid có thể sẽ làm tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm. Chỉ số đường huyết thấp là tiêu chí quan trọng để chọn thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường.
Chỉ số tăng đường huyết là mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn nhất định, so sánh với mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn được coi là chuẩn (bánh mỳ trắng là 100%).
Các loại glucid phức hợp tưởng rằng sẽ ít gây tăng glucose sau khi ăn so với glucid đơn giản nhưng sự thật lại không phải thế. Chỉ số đường huyết của một thực phẩm không tính trước được do còn phụ thuộc vào thành phần chất xơ, quá trình chế biến, tỷ số giữa amilo và amylopectin. Các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp.
Với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn vì sẽ tăng từ từ sau ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với tiểu đường type 2.
Một số món ăn từ đậu giúp phòng chống bệnh tiểu đường
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu ván, đậu đỏ... đều có lượng đạm rất cao, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là đậu tương (còn gọi là đậu nành). Trong thực liệu học cổ truyền, người xưa đã chế nhiều món ngon, bổ từ các loại đậu để phòng chống chứng tiêu khát – căn bệnh ngày nay được gọi là tiểu đường.
Bí đỏ 450 g, đậu xanh 200 g. Bí đỏ rửa sạch gọt vỏ, bỏ ruột và hột, thái miếng, đậu xanh đãi sạch rồi cho vào nồi hầm cùng với bí đỏ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Đậu phụ 100 g, mướp đắng 150 g, dầu lạc và gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hột, thái miếng. Cho dầu lạc vào chảo đun nóng già rồi bỏ mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lúc là được, cho đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần. Công dụng: Làm hạ đường huyết, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường thuộc thể táo nhiệt, biểu hiện bằng các triệu chứng như miệng khô họng khát, gầy yếu, đại tiện táo, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều...
Đậu đen 30 g, hoàng tinh 30 g, mật ong 10 g. Đậu đen và hoàng tinh rửa sạch rồi đem hầm kỹ trong 2 giờ, cho mật ong vào quấy đều là được, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ. Công dụng: Làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp, dùng cho người bị bệnh tiểu đường thể chất hao gầy, ăn nhiều mau đói.
Đậu phụ 200 g, nấm rơm 100 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ.
Đậu phụ thái mỏng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu lạc (thực vật) vào chảo đun nóng già rồi cho đậu phụ và nấm vào xào to lửa một lát là được, cho đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Giảm mỡ, rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có béo bệu, tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tim.
Đậu phụ khô 100 g, rau cải xoăn 500 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch cắt đoạn. Đem xào hai thứ với dầu đậu tương, cho ít gia vị, dùng làm thức ăn hằng ngày. Công dụng: Dùng cho người bị bệnh tiểu đường khả năng tiêu hóa kém, hay táo bón.
TS Nguyễn Thị Lâm, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Vài cách đơn giản phòng chống sỏi tiết niệu (23/06/2005)
▪ Trẻ cần tập thể dục 60 phút mỗi ngày (23/06/2005)
▪ 'Tam chứng' ở nữ vận động viên (23/06/2005)
▪ Cảnh báo nguy cơ kháng thuốc của H5N1 (23/06/2005)
▪ Dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ (22/06/2005)
▪ Tác dụng trị liệu của một số loại cao động vật (22/06/2005)
▪ Khả năng kỳ diệu của tinh dầu (22/06/2005)
▪ Nước ngọt có ga - viên đạn bọc đường (22/06/2005)
▪ 45 tuổi vẫn có con nhờ gene (22/06/2005)
▪ Nhiều trẻ sơ sinh bị lây bệnh thuỷ đậu từ mẹ (22/06/2005)