Triệu chứng viêm ruột thừa có giống thai ngoài tử cung?
Các Website khác - 27/12/2004
Việc chẩn đoán nhầm, mổ bụng nhầm (do bệnh cảnh không điển hình, do thiếu phương tiện chẩn đoán, do trình độ và ít kinh nghiệm...) có thể xảy ra nhưng các phẫu thuật viên đều phải rất thận trọng trước khi đặt dao và khi mở bụng thấy không có thai ngoài tử cung vỡ thì phải cố tìm ra các nguyên nhân khác để xử lý rồi đóng bụng lại ngay.Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể của hai trường hợp bệnh này.
Vài năm gần đây, tỷ lệ thai ngoài tử cung (TNTC) trên thế giới tăng đáng kể. Thai trong ổ bụng vẫn xảy ra ở 1/10.000 đến 1/25.000 ca có thai, nhưng tiên lượng xấu hơn rất nhiều do thai có thể làm tổ ở các cơ quan trong ổ bụng (ruột, mặt ngoài tử cung, gan, lách, tỷ lệ tử vong sẽ cao gấp 5 lần so với TNTC ở vòi trứng).

Giữa quyết định mổ ruột thừa với mổ TNTC vỡ khác nhau rất nhiều vì đường mổ cần dài hơn và còn đụng chạm đến ruột nên nguy cơ bị dính ruột sau này hoàn toàn có thể xảy ra. Thành bụng đã bị cắt nên yếu hơn nhiều, không có lợi cho người mang thai khi thể tích và áp lực ổ bụng vẫn cứ tăng dần lên theo tuổi thai. Chưa kể tới những ảnh hưởng độc hại của thuốc mê lên cơ thể sản phụ và những tác động xấu tới bào thai đang giai đoạn phát triển (3 tháng đầu của phôi thai là vô cùng nguy hiểm). Phải chờ cho đến khi sản phụ sinh nở và lúc đứa bé đã ra đời thì mới có thể biết và đánh giá hết được.

Các biểu hiện chính của TNTC: Trễ kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, ra máu bất thường, có triệu chứng nghén, đau bụng vùng hạ vị. Đau ban đầu âm ỉ, mức độ tăng dần rồi khu trú vào một hố chậu. Có những cơn đau dữ dội làm người phụ nữ kêu la, quằn quại như bị dao đâm rồi ngất đi. Đó là lúc vòi trứng đã vỡ, máu chảy vào ổ bụng và kích thích phúc mạc, gây đau đớn. Cũng có khi thấy khó thở (do mất máu, thiếu ôxy). Bụng sẽ trướng dần, ấn chỗ nào cũng thấy đau. Bệnh nhân thường ngất do mất máu nhiều và đột ngột, vã mồ hôi, chân tay lạnh toát, sẽ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Lúc này, huyết áp tụt thấp, ấn bụng thấy đau, vỗ vào thành bụng cảm thấy như có nước trong ổ bụng. Khi thăm khám âm đạo sẽ thấy tử cung như bơi trong nước, cùng đồ căng đầy, ấn rất đau. Dùng bơm tiêm chọc qua thành bụng hoặc âm đạo sẽ hút ra được máu loãng lẫn máu cục. Siêu âm sẽ cho thấy bụng chứa đầy dịch...

Ruột thừa bình thường nằm ở hố chậu phải, tương đối gần với niệu quản, buồng trứng phải, đại tràng lên, túi cùng Meckel, thân động mạch chậu phải... Khi người bệnh có đau bụng ở vùng hố chậu phải người bác sĩ buộc phải nghĩ tới tất cả những khả năng này và thăm khám thật kỹ lưỡng để khỏi bị nhầm (thăm dò túi cùng âm đạo, chọc thăm dò ổ bụng...) hay làm các xét nghiệm máu, siêu âm chẩn đoán nhằm xác định lại bệnh và loại trừ các nguyên nhân khác. Việc đầu tiên phải làm là xét nghiệm chẩn đoán có thai và HCG phải (+). Do vỡ, chửa ngoài tử cung thường chảy máu nhiều (500 - 1.000 ml) nên xét nghiệm công thức máu chắc chắn sẽ thấy những biểu hiện của sự mất máu. Nếu kiểm tra kỹ bằng siêu âm trước khi mổ thì chắc chắn không thể nhầm lẫn được giữa viêm ruột thừa( VRT) với TNTC vỡ vì hình ảnh của chúng trên siêu âm khác nhau rất xa, đó là chưa kể đến hình ảnh sốc mất máu của TNTC vỡ thì không thể có trong bệnh VRT.

Dấu hiệu

VRT cấp

TNTC vỡ

Đau bụng

Hố chậu phải

Tại chỗ vỡ + toàn bụng

Sốt

luôn có


Dấu hiệu sốc
+ Mạch
+ Huyết áp

nóng, hồng

lạnh + xanh tím
+ vã mồ hôi

Siêu âm bụng

đám quánh
vùng ruột thừa

Nhiều dịch máu ổ bụng

Thăm trực tràng
- Âm đạo

có thể đau

Căng phồng
+ đau dữ dội

Chọc hút ổ bụng


Máu tươi + máu cục


Thăm trực tràng - âm đạo là một quy định bắt buộc phải có với mọi bác sĩ ngoại khoa khi bệnh nhân đau bụng mà chưa xác định được chắc chắn nguyên nhân, giúp bác sĩ loại trừ dần trong số nhiều khả năng và sẽ chắc tay hơn trước khi phẫu thuật.

Việc chẩn đoán nhầm, mổ bụng nhầm (do bệnh cảnh không điển hình, do thiếu phương tiện chẩn đoán, do trình độ và ít kinh nghiệm...) vẫn có thể xảy ra nhưng các phẫu thuật viên đều phải rất thận trọng trước khi đặt dao và khi mở bụng thấy không có TNTC vỡ thì phải cố tìm ra các nguyên nhân khác để xử lý chúng rồi đóng bụng lại ngay. Nếu không thấy gì thì cũng có thể cắt bỏ ruột thừa để dự phòng nhưng không được phép cắt bỏ buồng trứng nếu chưa được sự đồng ý của chính người bệnh từ trước đó.

Theo Theo Thanh niên