![]() |
Loại khoai tây chuyển đổi gien (GM), chứa vắc-xin ngừa viêm gan B, đã thúc đẩy thành công khả năng miễn dịch trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên.
Trong nghiên cứu, hơn 60% tình nguyện viên ăn khoai tây GM, tương đương ba liều vắc-xin. Kết quả là cơ thể họ tạo thêm một lượng lớn kháng thể chống lại virus. Tình nguyện viên ăn khoai tây bình thường không sinh thêm kháng thể. Tuy nhiên, do những người ăn sống khoai tây GM đã được tiêm vắc-xin viêm gan B thông thường nên vắc-xin khoai tây chỉ tăng cường khả năng miễn dịch của họ.
Để tạo vắc-xin trong khoai tây, nhóm nghiên cứu do Charles Arntzen thuộc ĐH Arizona (Mỹ) đứng đầu đã bổ sung vào cây khoai tây thông thường một protein của virus viêm gan B. Khi con người ăn khoai tây này, protein sẽ giúp hệ miễn dịch nhận ra và tiêu diệt mọi virus viêm gan B trong tương lai.
Theo Arntzen, biến thực phẩm thành nguồn vắc-xin rẻ tiền rất hữu ích đối với các nước nghèo vì không phải bỏ ra nhiều chi phí bảo quản lạnh hoặc mua kim tiêm. Tuy nhiên, điều không may là các nhà phát triển dược phẩm đang từ bỏ việc bào chế vắc-xin trong các loại thực phẩm cơ bản chẳng hạn như chuối, cà chua và khoai tây. Nguyên nhân là họ lo ngại khả năng thực phẩm chứa vắc-xin có thể bị lẫn vào thực phẩm trong siêu thị hoặc cửa hàng. Nếu điều này xảy ra, hậu quả sẽ khôn lường.
Thay vào đó, các nhà bào chế thuốc đang tập trung vào sản xuất vắc-xin trong lá cây ăn được song thực vật đó không được bán làm thực phẩm. Nhóm nghiên cứu của Arntzen đang điều tra một số thực vật và hứa hẹn nhất là Nicotiana benthamiana, họ hàng của cây thuốc lá. Lá được thu hoạch, rửa sạch, nghiền rồi ướp lạnh - sấy khô để bảo quản trước khi đóng vào các viên con nhộng.
Ướp lạnh - sấy khô có nghĩa là vắc-xin tồn tại trong thời tiết nóng, không cần bảo quản lạnh giống như vắc-xin thông thường. Ngoài ra, đóng vắc-xin thành viên con nhộng đảm bảo liều lượng thống nhất. Martin Friede thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết: ''Chúng tôi rất quan tâm tới phương pháp bào chế vắc-xin dạng này và kết quả rất hứa hẹn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu vắc-xin có an toàn và hiệu quả đối với người hay không. Số người không phản ứng với vắc-xin trong thực vật chuyển gien cao hơn nhiều so với vắc-xin thông thường.
(Theo NewScientist, BBC, VNN)
▪ 7 tỉnh, thành phố ra khỏi vùng dịch cúm gia cầm (15/02/2005)
▪ Cảnh giác với bệnh viêm kết mạc mùa xuân (15/02/2005)
▪ Viêm phổi do virus H5N1: Hơn 3 tuần không có người bệnh mới (16/02/2005)
▪ Thiếu cholesterol làm giảm khả năng nhận thức (16/02/2005)
▪ 'Thiền định' với sức khỏe (15/02/2005)
▪ Coi chừng nhiễm khí phóng xạ trong nhà (15/02/2005)
▪ Đánh giá sức khỏe qua cảm xúc (15/02/2005)
▪ 'Thập nhị đoạn cẩm' - bài tập tự chữa bách bệnh (15/02/2005)
▪ Văcxin 'khoai tây' phòng viêm gan B (15/02/2005)
▪ Phát hiện chủng HIV mới có thể kháng thuốc (14/02/2005)