Vắcxin điều trị chống ung thư: Những hy vọng đầu tiên
Các Website khác - 17/11/2004

Bắt buộc hệ thống miễn dịch phải triệt tiêu khối u, đó là thách thức và mục tiêu của một số nhà nghiên cứu chế tạo loại vắcxin điều trị chống ung thư. Kết quả đã thành công đối với động vật, còn với người, những thực nghiệm có thể đạt được trong vòng vài ba năm tới đây.


Hiện nay, các nhà phẫu thuật thần kinh có ý đồ kéo dài cuộc sống cho các bệnh nhân mắc ung thư não không thể chữa khỏi, bằng một phương pháp mới, mà họ đang nghiên cứu áp dụng cùng với các nhà nghiên cứu và thầy thuốc ở viện Sức khoẻ và Nghiên cứu Y học Quốc gia Pháp.

Trong một thử nghiệm đầu tiên, Giáo sư Philippe Menei cùng các cộng sự tại Trung tâm Dịch vụ Phẫu thuật Thần kinh CHU Angers đã tiêm trực tiếp vào khối u não của bệnh nhân bị ung thư não dạng nguy hiểm nhất một nguyên bào xốp. Cụ thể là Giáo sư Menei đã tiêm trực tiếp vào khối u một trung cầu thoái biến sinh học tự do, để kéo dài các chất kích thích hệ miễn dịch của bệnh nhân. Trong giai đoạn thứ hai, Giáo sư Menei tiêm dưới da các tế bào ung thư, đã bị làm yếu kết hợp với một chất kích thích khá mạnh. Mục tiêu của Giáo sư Menei là tạo ra kháng thể mới cho bệnh nhân, để kháng thể đó nhận biết được khối u, thu hút trung cầu (microspheres) vào khối u để chính trung cầu sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư. Quá trình này được gọi là tiêm chủng vắcxin trị liệu.

Yêu cầu đặt ra cho vắcxin chống ung thư là phải khắc phục được nhược điểm của phương pháp chữa ung thư bằng chạy hoá chất và chiếu xạ, những nhược điểm đó là:

Trong khi tiêu diệt các tế bào ung thư, hoá chất và tia X tiêu diệt luôn cả một số tế bào lành xung quanh khối u;
Gây tác hại cho tế bào tuỷ xương, đường ruột và gan;
Làm xuất hiện một số tế bào ung thư kháng thuốc.

Về lý thuyết, vắcxin chống ung thư sẽ không tấn công làm tổn thương tế bào lành. Vắcxin chỉ có tác động đến các tế bào ung thư, ngay cả trong trường hợp các tế bào đang di chuyển từ khối u sang các mô khác trong quá trình di căn. Ngoài ra, hệ miễn dịch còn có khả năng ghi nhớ được các thông số cần thiết để tiêu diệt khối u, thông số tái hình thành khối u mới.

Kết quả đầu tiên: Từ 285000 trường hợp phụ nữ bị tử vong trên thế giới trong năm 2001 vì ung thư cổ tử cung, người ta đã tìm ra thủ phạm gây bệnh là loại virut HPV 16 (Human PapillomaVirus type16). Từ đó, đã chế tạo được loại vắcxin chống lại loại virut này. Loại vắcxin mới vừa được thử nghiệm cho hơn 2000 phụ nữ trong thời gian 2 năm do Tập đoàn Dược phẩm Mercx thực hiện. Hiệu quả bảo vệ người được tiêm chủng là 100% không mắc ung thư. Dự kiến trong khoảng 5 năm tới đây, loại văcxin này sẽ được thương mại hoá rộng rãi.

Ba giải pháp tiêm vắcxin não

Yêu cầu đối với vắcxin chống ung thư não là phải tác động nhanh, có hiệu năng và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Nhiều phương pháp trị liệu ung thư não bằng vắcxin đã được thử nghiệm, nhưng đều nhằm một mục dích là: tăng sức chịu đựng cho tế bào thần kinh để nó đưa được bạch huyết bào đến tiêu diệt tế bào ung thư. Tại Pháp có 3 phòng thí nghiệm với 3 giải pháp khác nhau trong trị liệu bằng tiêm vắcxin chống loại u não nguy hiểm nhất hiện nay là u nguyên bào xốp.

Giải pháp thứ nhất: Kích thích khu trú hoá

Tổ chức thực hiện thực nghiệm: Phòng Thí nghiệm Thực nghiệm Khối u Pr. Delatre la Pitié-Salpétrière, Pari. Giải pháp này sử dụng Oligonucleotit phân nhánh kích thích miễn dịch Sitosin Guanopin, tiêm trực tiếp vào khối u. Tế bào thần kinh thu nhận các nhánh Oligonuscleotit chứa (khu trú) trong các trú nhân. Khi hoạt động, các trú nhân sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư.

Giải pháp thứ hai: Kích thích kép

Tổ chức thực hiện: Phòng Thí nghiệm Phẫu thuật Thần kinh CHU dAngers. Giải pháp này chủ trương tách các tế bào ung thư ra, sau đó vô hiệu hoá chúng bằng hai lần tiêm vắcxin (kích thích kép). Lần thứ nhất, tiêm dưới da hỗn hợp Sytokin. Hỗn hợp Sytokin có tác dụng kích hoạt tế bào thần kinh chống lại gen ung thư và báo động cho bạch huyết bào đến tấn công gen ung thư. Lần thứ hai, tiêm trực tiếp hỗn hợp Sytokin vào khối u, nhằm tiêu diệt tế bào ung thư.

Giải pháp thứ ba: Khuyếch đại tiếp xúc

Tổ chức thực hiện: Phòng Dịch vụ phẫu thuật thần kinh Cedars-Sinai, Trung tâm Y học Los-Angeles. Để khuyếch đại miễn dịch, người ta tách một số tế bào thần kinh của người bệnh, sau đó đưa vào tiếp xúc lâu dài với các tế bào ung thư não của chính người đó. Các tế bào lành hoạt động có tác dụng chống lại gen ung thư.

(Theo Vista)