"Cuộc chiến thịt bò" Mỹ - Nhật Hôm 28.9, Quốc hội Mỹ đe doạ sẽ bỏ phiếu thông qua lệnh trừng phạt thương mại đối với Nhật, để trả đũa việc nước này ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt bò của Mỹ trong suốt 21 tháng qua. "Cuộc chiến thịt bò" giữa Mỹ - Nhật Bản đang trở thành vấn đề song phương nóng bỏng và đau đầu nhất với chính quyền của Tổng thống Mỹ George W.Bush. Hơn 100 nghị sĩ Mỹ đã viết đơn lên Tổng thống Bush, yêu cầu phải đặt các biện pháp tái mở thị trường Nhật Bản cho thịt bò Mỹ thành chính sách kinh tế ưu tiên hàng đầu. Ông Jerry Moran - nghị sĩ Kansas, bang xuất khẩu thịt bò lớn nhất của Mỹ - đã yêu cầu Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua các biện pháp trả đũa kinh tế với Nhật Bản. "Nhật Bản không thể bắt cá hai tay khi hưởng lợi từ hàng xuất khẩu sang Mỹ, trong lúc lại cấm vận các mặt hàng của Mỹ như thịt bò" - ông Jerry cho hay. Lệnh cấm được chính quyền Tokyo ban hành, sau khi Mỹ xác nhận ca nhiễm bò điên đầu tiên hồi tháng 12.2003. Trước đó, Nhật Bản là nhà nhập khẩu thịt bò lớn nhất của Mỹ. Cho tới nay, lệnh cấm của Nhật Bản đã khiến ngành nông nghiệp Mỹ bị thiệt hại chừng 100 triệu USD/tháng và bị mất chừng 10.000 việc làm. Theo Washington, chính quyền Bush đã chuyển một "khối lượng khổng lồ" các thông tin khoa học, xác nhận về độ an toàn của thịt bò Mỹ, nhưng không làm Chính phủ Tokyo thay đổi quan điểm. Ellen Terpstra - quan chức Ban các vấn đề đối ngoại thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ - cho hay, lệnh cấm thịt bò đã được đưa ra bàn thảo ở cấp cao nhất giữa Tổng thống Mỹ Bush và Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi, nhưng chưa có kết quả khả thi nào. "Nhật Bản đã cam kết tái mở cửa thị trường cho thịt bò an toàn từ Mỹ, nhưng đó vẫn chỉ cam kết. Lúc này là thời điểm của hành động" - ông Terpstra tuyên bố. A.P |
▪ Indonesia: Căng thẳng khi giá xăng dầu sắp tăng 50% (30/09/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (30/09/2005)
▪ Google và NASA hợp tác nghiên cứu vũ trụ (29/09/2005)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (29/09/2005)
▪ Iran doạ làm giàu uranium (29/09/2005)
▪ Ba Lan: Tránh viễn cảnh "triều đại Kaczynski" (29/09/2005)
▪ ASEAN bàn biện pháp thúc đẩy tự do hoá (29/09/2005)
▪ Tổng thống Nga đối thoại với dân (29/09/2005)
▪ Công nghiệp hàng hiệu của Trung Quốc sắp bùng nổ (29/09/2005)
▪ ASEAN bàn biện pháp giảm thuế (28/09/2005)