![]() |
Tổng thống Sarkozy tại Mỹ. |
Ông Sarkozy trong phút ứng tác trước Ủy ban kinh doanh Mỹ - Pháp ở “Madeleine Albright, Colin Powell, quý bà Rice không phải là những người sống lâu ở Mỹ… Hơn 20 năm qua, ngoại trưởng của các bạn là những người xuất thân từ những nơi khác”, Tổng thống Pháp hùng hồn tuyên bố. Nhưng thực tế, bố mẹ của bà Rice là người Mỹ, ông bà và ít nhất một thế hệ trước đó của bà Rice cũng là người Mỹ. Theo tiểu sử của Ngoại trưởng Rice thì cụ nội của bà Rice là nô lệ sinh ra trước cuộc nội chiến ở Alabama. Bà Rice là phụ nữ da đen đầu tiên trở thành nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ. Bà thường nhắc đi nhắc lại rằng nếu bà vẫn tại vị cho đến khi Tổng thống Bush mãn nhiệm vào tháng 1/2009, nước Mỹ sẽ có 12 năm “vắng bóng” một nam ngoại trưởng da trắng. Ông Powell, người tiền nhiệm ngay sát bà Rice là một người da đen sinh ra ở thành phố Câu chuyện về người nhập cư thành danh trên “xứ người” cũng hoàn toàn khớp với Tổng thống Sarkozy. Bản thân ông cũng là con của một người nhập cư Hungari. Ngoài ra, Nội các của ông cũng là nội các đa sắc tộc nhất từ trước tới nay ở Pháp, với 3 bộ trưởng và thứ trưởng có gốc gác châu Phi. Trong số đó có hai người tháp tùng ông đến Mỹ, đó là Bộ trưởng tư pháp Rachida Dati và thứ trưởng bộ tư pháp có nguồn gốc Senegal Rama Yade. Phan Anh Theo ABC
▪ Pháp, Mỹ thống nhất thuyết phục Iran từ bỏ tham vọng hạt nhân (08/11/2007)
▪ Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ ở Pakistan (08/11/2007)
▪ Thị trưởng New York Bloomberg đóng phim (08/11/2007)
▪ Thảm sát trường học kiểu Mỹ tại Phần Lan, 8 người thiệt mạng (08/11/2007)
▪ Lầu Năm Góc “bật đèn xanh” cho Playboy (07/11/2007)
▪ Ông Sarkozy tới Mỹ, hâm nóng “tình thân” (07/11/2007)
▪ Đánh bom đẫm máu tại Afghanistan, 6 nghị sĩ quốc hội thiệt mạng (07/11/2007)
▪ Tổng thống Musharraf cam kết từ chức tổng tư lệnh (06/11/2007)
▪ Pakistan bắt giữ 500 nhà hoạt động chính trị (05/11/2007)
▪ Thời hoàng kim của nước Mỹ phải chăng đã hết? (03/11/2007)