Tại cuộc giao ban” Mạng lưới chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại TP. HCM” quý I, II/2005 do trung tâm Y Tế Dự Phòng tổ chức, bác sỹ Nguyễn Hữu Luyến đã thông báo quyết định của Sở Y Tế về việc cấp thuốc kháng retrovirut(ARV) cho các quận huyện. Đây là một tin vui cho không chỉ lực lượng phòng chống AIDS ma cho hơn 10.000 bệnh nhân trên thành phố. Tuy nhiên, qua phân tích tại buổi giao ban, còn nhiềi điểm cần bàn.
Các ý kiến tập trung vào các vấn đề: phụ trách quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS hiện nay ở quận huyện chỉ có 1 người và đa số các bác sỹ (kể cả bác sĩ ở bệnh viện lớn) cũng chưa có hiểu biết và kinh nghiệm về thuốc ARV. Lựa chọn bệnh nhân, đưa ra chỉ định điều trị, lựa chọn phác đồ điều trị, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thêm vào đó, việc quản lý bệnh nhân AIDS khó hơn nhiều do đặc điểm tâm lý, mô hình quản lý người nhiễm HIV/AIDS của tuyến quận huyện hiện nay chưa đủ điều kiện hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều trị, như vậy sẽ tạo ra hiện tượng kháng thuốc.
Nhiều người cho rằng, chỉ định sử dụng ARV cho mỗi bệnh nhân là một chỉ định tối quan trọng, không những đối với cả cộng đồng đang “sống chung với AIDS”. Quan trọng đối với bệnh nhân, vì đây là phương cách để duy trì sự sống. Quan trọng đối với cộng đồng, vì chắc chắn sẽ phải đối phó với hiện tượngkháng thuốc hoặc khi nghe có thuốc điều trị, người ta sẽ chủ quan với các hành vi nguy cơ.
Theo qui định hiện hành thì tất cả các thầy thuốc và các loại hình dịch vụ y tế (bác sĩ tư nhân, bệnh viện công, bệnh viện tư…) đều có thể tham gia điều trị ARV theo hướng xã hội hóa. Quy định về điều trị như hiện nay vừa rộng, vừa đơn giản quá trong khi chưa có phương án thích hợp cho việc tuân thủ điều trị và đối phó với hiện tượng kháng thuốc trên diện rộng.
Vai trò chính trong việc quản lý bệnh nhân vẫn là các trạm Y Tế, quản lí bệnh nhân tốt nhất vẫn là tại nơi cư trú và dựa vào cộng đồng. Một số ý kiến đề xuất trước mắt chỉ nên cấp thuốc rộng rãi để điều trị phòng ngừa: Phơi nhiễm nghề nghiệp, lây truyền từ mẹ sang con. Việc điều trị ARV chỉ nên thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa có đủ khả năng đánh giá tình trạng bệnh nhân.
Tiếp đó là quá trình theo dõi tuân thủ điều trị, hỗ trợ bệnh nhân tại nơi cư trú và các cơ sở quản lí người nhiễm (các trường, trại).
Cần tăng cường xây dựng trung tâm lớn có đầy đủ các phương tiện cần thiết cho Tư vấn- Xét nghiệm-Điều trị ARV và nhiễm trùng cơ hội và chuyển tiếp (tiếp nhận bệnh nhân nguồn, trả về địa phương, gửi tới các chuyên khoa cần thiết). Như khoa AIDS bệnh viện Nhiệt đới hiện nay, vừa điều trị vừa nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học vào các công tác điều trị.
Hiện nay, chúng ta mới có 6/11 biệt dược nằm trong 2/3 nhóm thuốc ARV mà thế giới hiện có, nói chung, giá thuốc còn rất cao so với mức thu nhập của dân ta. Việc cung cấp thuốc ARV điều trị cho người nhiễm HIV là một tin mừng, song việc duy trì nguồn thuốc và bảo đảm công bằng trong điều trị là một điều đáng lo ngại (người bệnh phải dùng thuốc suốt đời, điều trị ARV không được tách rời điều trị nhiễm trùng cơ hội). Làm sao tránh được sự lạm dụng các chủ trương của nhà nước? Những vấn đề chưa lường hết trước khi đưa thuốc vào cộng đồng? Tất cả vẫn là những bài toán cần sớm có lời giải.
BS Trần Lương Bằng
▪ Malawi: Chống nhiễm HIV/AIDS cho lái xe tải đường dài (05/12/2005)
▪ Điều trị hỗ trợ HIV bằng y học cổ truyền (03/12/2005)
▪ Thai phụ nhiễm HIV: Nỗi đau cần san sẻ (02/12/2005)
▪ Ngày 5.12 sẽ nhận bệnh nhân đầu tiên (30/11/2005)
▪ Đếm tổng tế bào lympho giúp dự đoán diễn biến bệnh ở trẻ nhiễm HIV (30/11/2005)
▪ Kẽm có thể bảo vệ trẻ nhiễm HIV (26/11/2005)
▪ Thông tin về tính hiệu quả của loại vắc xin kháng virus HIV (24/11/2005)
▪ Anh: Tăng tỉ lệ người nhiễm HIV kháng thuốc điều trị (22/11/2005)
▪ Đừng bao giờ chủ quan với HIV (22/11/2005)
▪ St Lucia: Cần cảnh giác với tin "đã có thuốc chữa HIV/AIDS" (21/11/2005)