Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo về nạn buôn bán thuốc giả mà thủ phạm là các băng nhóm tội phạm có tổ chức. WHO ước tính thuốc giả mỗi năm được tung ra thị trường trị giá hơn 30 tỉ USD (477.000 tỉ đồng VN), chiếm 5% - 8% tổng giá trị 550 tỉ USD thuốc bán trên toàn thế giới.
Nạn buôn bán thuốc giả nghiêm trọng nhất là ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, các nước giàu cũng không tránh khỏi tệ nạn này. Do giá thành sản xuất rẻ, nhu cầu thuốc không ngừng tăng, một số băng nhóm tội phạm đã chuyển sang kinh doanh thuốc giả, thay vì ma túy.
Châu Âu và Mỹ cũng phải đối phó quyết liệt với nạn buôn bán thuốc giả. Năm 2004, Cục Quản lý Lương thực và Dược phẩm của Mỹ đã tiến hành 58 cuộc điều tra về thuốc giả, so với 30 cuộc điều tra năm 2003 và 6 cuộc năm 2000. Tại Anh, các loại thuốc đặc trị bị làm giả nhiều nhất, như thuốc trị các bệnh ung thư, tim mạch, AIDS, kể cả thuốc Viagra. Về tác hại khó lường của thuốc giả, người phát ngôn của WHO Daniela Bagozzi nói: “Rất nhiều cái chết có thể tránh được nếu người bệnh không bị mắc lừa uống thuốc giả”.
Tháng 5 vừa qua, Interpol và WHO đã phối hợp phát động đợt truy quét thuốc giả ở Đông Nam Á. Ngành dược các nước ở 8 khu vực cũng tích cực tham gia chiến dịch này.
Hiền Lương (Theo Reuters)
▪ Có thể xét nghiệm số lượng virus HIV, viêm gan B và C cho người bệnh (10/08/2005)
▪ Thuốc kháng virus có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua bú sữa mẹ (06/08/2005)
▪ Ấn Độ: Thử nghiệm trên người loại vắc xin HIV thứ hai (04/08/2005)
▪ Chất khử trùng chống AIDS: Tại sao không? (04/08/2005)
▪ Trung Quốc: thử nghiệm chữa HIV/AIDS bằng thuốc cổ truyền (01/08/2005)
▪ California: Sụp đổ hệ thống báo cáo lây nhiễm HIV bằng mã số (28/07/2005)
▪ WHO: Đào tạo điều trị AIDS nên bằng hành động (28/07/2005)
▪ Hy vọng mới trong điều trị HIV (25/07/2005)
▪ Tảo Spirulina: Chống HIV/AIDS? Có tin được không? (26/07/2005)
▪ Trại giam KwaZulu-Natal (Nam Phi): Chuẩn bị cấp thuốc ARV cho tù nhân (24/07/2005)