Trong số này, Bảo hiểm xã hội VN cho hay dạng kết hợp Levofloxacin750mg/150 ml có giá cao hơn 2 lần so với hàm lượng phổ thông, nhưng vẫn thu hút rất nhiều bệnh viện mua.
Chi phí do các thuốc hàm lượng lạ riêng tại một bệnh viện được khảo sát đã chênh lệch tới gần 3 tỷ đồng so với hàm lượng thông thường và là một trong những nguyên nhân làm quỹ bảo hiểm y tế của bệnh viện này bội chi.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh viện mua thuốc với giá cao hơn giá kê khai, sai quy định của Bộ Y tế. Như Bệnh viện đa khoa Quảng Nam mua cao hơn giá kê khai 2 năm 2014-2015 hơn 2 tỷ đồng; Bệnh viện đa khoa Phú Thọ 2 năm 2014-2015 mua thuốc cao hơn giá kê khai hơn 2,4 tỷ đồng; Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu không đấu thầu thuốc năm 2015 và 6 tháng đầu 2016, sử dụng kết quả đấu thầu 2014 đã hết hiệu lực để mua thuốc và giá nhiều thuốc cao hơn so với các tỉnh lân cận…
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội VN, đang có nhiều hình thức trục lợi quỹ bảo hiểm y tế từ phía cơ sở khám chữa bệnh, như mua thuốc lạ với giá cao, “khuyến mãi” khám chữa bệnh bằng hình thức giảm giá khám từ lần khám thứ 2, tặng quà cho người đến khám bệnh, kết hợp với các hội đoàn thể ở địa phương để thu hút người đến khám bệnh…
6 tháng đầu 2016 số lượt khám chữa bệnh tăng 40% so với cùng kỳ 2015 trong khi số thẻ bảo hiểm y tế chỉ tăng 12%, có nguy cơ bội chi quỹ ở nhiều địa phương.
▪ Dùng kháng sinh bừa bãi dễ nhiễm trùng huyết (16/08/2016)
▪ Nghiện Viagra khi mới 13 tuổi (15/08/2016)
▪ Tràn lan thuốc kích dục rao bán trên mạng (05/08/2016)
▪ Cefotaxim là thuốc nghi ngờ gây ra phản ứng có hại được báo cáo nhiều nhất (30/07/2016)
▪ Đình chỉ lưu hành thuốc Ampodox 200 và thuốc Cocilone (20/07/2016)
▪ “Khi bạn chọn cách thờ ơ, có những tuổi thơ bị đánh cắp” (19/07/2016)
▪ Phát hiện đầu tiên ca nhiễm virus Zika qua tình dục từ nữ giới (18/07/2016)
▪ Cô gái 17 tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc gây mê (15/07/2016)
▪ Hi hữu: Ca mổ lấy thai chưa từng có tại bệnh viện K (14/07/2016)
▪ Hàng loạt thuốc kém chất lượng bị Cục Quản lý Dược đình chỉ lưu hành (14/07/2016)