Thông tin từ Hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc năm 2017 vừa diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, các chuyên gia chống độc cho biết, gần đây có nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc ma túy thế hệ mới. Trong số này có loại ma túy thường được bán ở dạng giấy thấm LSD, miếng hình vuông nhỏ còn được gọi là “tem giấy”. Đa phần các trường hợp này là người trẻ, thanh niên, cả học sinh sinh viên... Thực trạng này đòi hỏi các bác sĩ cần tăng cường cập nhật kiến thức điều trị bệnh nhân ngộ độc ma túy thế hệ mới nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
ThS. BS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu như trước kia tại trung tâm rất hay tiếp nhận các trường hợp ngộ độc heroin (tháng nào cũng có vài ca), thì khoảng chục năm trở lại đây, số ca ngộ độc này giảm hẳn (mỗi năm chỉ còn vài trường hợp). Tuy nhiên thay vào đó là tình trạng các ca ngộ độc những loại ma túy mới (là ma túy tổng hợp) như: amphetamin và các chất cùng loại, lá khat, cần sa, ma túy dạng thấm (LSD) có phần nhiều lên. Các trường hợp vào viện chủ yếu là người trẻ, thanh niên, cả học sinh sinh viên, thậm chí có cả trường hợp mới 14 tuổi.
![]() |
Các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho hay, qua điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc ma túy thế hệ mới, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân ngộ độc sau khi sử dụng ma túy thế hệ mới gặp nhiều tình huống nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe, như tính khí thay đổi, hung hãn, ảo giác, loạn thần kiểu tâm thần phân liệt, tăng thân nhiệt, co giật, xuất huyết nội sọ, nghiến răng, có người vận động kiểu múa vờn và nghiến răng liên tục.
Liên quan đến các loại ma túy mới, trong đó có dạng thấm (LSD- Lysergic Axit Diethylamide) - đây là chất gây ảo giác mạnh nhất từ trước đến nay mà con người biết đến, thuộc nhóm kích thích (chất này thấm vào giấy nên được gọi là tem giấy hay bùa lưỡi. Do chỉ cần một lượng nhỏ LSD đã đủ gây ra ảo giác, hoang tưởng nên LSD thường được tẩm vào các mẩu giấy thấm nhỏ, trông giống như những con tem, đặt trên lưỡi để ngậm. Vì vậy, chúng rất khó bị phát hiện trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ, đã thế việc sử dụng loại ma túy này không hề khó khăn khi có thể sử dụng bằng cách đặt dưới lưỡi.
Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo loại ma túy này làm nặng thêm tình trạng rối loạn tâm thần có sẵn, có thể khiến bệnh nhân tiến triển thành tâm thần phân liệt, trầm cảm nặng do tình trạng ảo giác kéo dài, thường kéo dài tới 18 tháng hoặc nhiều năm. Cách đây không lâu, các chuyên gia và truyền thông cũng đã cảnh báo thực trạng loại ma túy này có nguy cơ xâm nhập khu vực trường học, đặc biệt các thành phố lớn (tại TP. Hồ Chí Minh đã có trường hợp học sinh 15 tuổi sau một thời gian chơi tem giấy đã bị nghiện phải vào điều trị tại BV Tâm thần TP. Hồ Chí Minh). Trước thực trạng này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc phòng ngừa, đấu tranh với ma túy dưới hình thức tem giấy.
BS. Nguyễn Trung Nguyên cũng cảnh báo thêm về tình trạng hiện nay nhiều bạn trẻ “chơi” bóng cười tưởng không nguy hại nhưng nếu “chơi” thường xuyên sẽ gây tổn thương thần kinh não, ảnh hưởng chuyển hóa B12 của cơ thể...
▪ Cảnh báo xâm hại tình dục bằng tiền chất ma túy (14/04/2017)
▪ Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về hàng loạt vụ xâm hại trẻ em (15/03/2017)
▪ Giám định pháp y về xâm hại tình dục trẻ em ra sao? (15/03/2017)
▪ WHO khuyến nghị tiêm vắc xin phòng sốt vàng trước dịch bệnh gia tăng (09/02/2017)
▪ Cảnh báo sốt rét kháng thuốc lan rộng tại châu Á (04/02/2017)
▪ Đang nằm ngủ, bị bạn nhậu cắt đứt ‘của quý’ (23/01/2017)
▪ Mua bán thai nhi: Thủ đoạn mới của tội phạm buôn người (18/01/2017)
▪ Trực bán thuốc 24/24 để đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán (09/01/2017)
▪ Bị ‘người lạ’ đâm kim nhiễm HIV, cô gái trẻ qua đời: Chúng ta phải làm gì? (06/01/2017)
▪ Cục Quản lý Dược thông báo về thuốc Prednisolon 5mg giả (04/01/2017)