Mặc dù công tác điều trị người nhiễm HIV/AIDS trên toàn thế giới đã tăng lên trong vòng sáu tháng qua song vẫn còn tồn tại khá nhiều rào cản đáng kể với việc phổ cập hoá công tác điều trị.
Đây là nội dung báo cáo công bố hôm thứ tư của Hiệp hội thường trực điều trị, nhóm hành động gồm 700 nhà hoạt động ủng hộ công tác điều trị HIV/AIDS của hơn 100 quốc gia. Tờ AP/Seattle Post-Intelligencer đưa tin.
Bản báo cáo đó có tiêu đề: “Bỏ lỡ mục tiêu – cách xa mục tiêu dành cho năm 2010: Làm thế nào để tránh thất hứa với mục tiêu phổ cập hoá điều trị”. Đây là bản cập nhật nửa năm một lần của bản báo cáo hồi tháng 11 năm 2005 nhằm xác định những thách thức với công tác điều trị bệnh dịch toàn cầu và tìm kiếm giải pháp để vượt qua những thách thức đó.
Theo bản báo cáo tháng 11/2005, Tổ chức y tế thế giới đã không hoàn thành được mục tiêu sáng kiến “3 by 5” nhằm điều trị 3 triệu bệnh nhân HIV dương tính ở các nước đang phát triển bằng thuốc kháng virus cho tới năm 2005 do thiếu hợp tác và công tác điều phối quốc tế cũng như thiếu sự lãnh đạo mang tầm toàn cầu.
Bản báo cáo mới nhất khẳng định cam kết do các lãnh đạo của nhóm các nước công nghiệp phát triển G8 đưa ra là sẽ tiến hành phổ cập công tác điều trị HIV/AIDS cho tới năm 2010 có khả năng không thực hiện được nếu bộ trưởng các nước không gặp nhau trong tuần tới tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về HIV/AIDS để tái khẳng định cam kết của họ với việc thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
Các phát hiện của báo cáo
Bản báo cáo ITPC do các nhà hoạt động ủng hộ người bệnh HIV/AIDS đang sinh sống tại Cộng hòa
Cũng theo bản báo cáo này, tại nước cộng hoà Dominica, thuốc điều trị kháng virus không tới được với rất nhiều người bệnh đang sinh sống tại các khu vực nghèo đói, chính phủ và các nhà hảo tâm chưa hợp tác chặt chẽ với nhau để sửa chữa những sai sót này.
Ở Ấn Độ thì khác, tại đây, những điều lệ hướng dẫn công tác điều trị trong nước đã lỗi thời và cần được xem xét, chỉnh sửa lại.
Tại
Tại
Ở Nga, vấn đề bức thiết là cần có những dịch vụ dành cho các đối tượng nghiện hút, tiêm chích ma tuý, bổ sung thêm đội ngũ nhân viên y tế đã qua đào tạo và tiến hành chiến dịch loại bỏ thái độ kỳ thị đối xử với người bệnh.
Tại Nam Phi, trong khi số bệnh nhân được điều trị tăng dần thì các nỗ lực nhân rộng công tác điều trị vẫn quá chậm chạp do thiếu sự chỉ đạo của nhà nước và nhiều yếu tố khác tác động.
Từ thực tiễn trên, bản báo cáo kêu gọi các quốc gia hảo tâm tăng thêm nguồn quỹ dành cho các cơ quan toàn cầu chuyên hành động nhằm giải quyết đại dịch HIV/AIDS và phục vụ các thay đổi ở những cơ quan toàn cầu đó.
Đặc biệt hơn, bản báo cáo kêu gọi Quỹ toàn cầu xác định các chiến lược mới nhằm giải quyết các khoản tài trợ sai mục đích và các cơ chế điều phối ở những nước nghèo.
Tổ chức y tế thế giới WHO đã trình bày những kết quả cụ thể với những dự án trong nước đầy tham vọng. UNAIDS đẩy nhanh các tiến bộ trong những nỗ lực nhằm đạt được quá trình phổ cập hoá điều trị.
Đặng Dương theo http://www.medicalnewstoday.com
▪ Thái Lan: Các dự án phòng chống HIV/AIDS còn thiếu hiệu quả (30/05/2006)
▪ Sống vì cộng đồng: Đồng hành bằng những trái tim (29/05/2006)
▪ Central African Republic: Cuộc chiến với HIV/AIDS mới chỉ bắt đầu (29/05/2006)
▪ Hiếm muộn: Khi quý ông lại là "đích danh"... thủ phạm (26/05/2006)
▪ WHO kêu gọi dỡ bỏ quyền bảo hộ một số loại thuốc (26/05/2006)
▪ HIV bắt nguồn từ tinh tinh! (26/05/2006)
▪ Chiến dịch truyền thông phòng chống HIV từ 25/5 đến 25/6/2006 (25/05/2006)
▪ HIV/AIDS: Đối thoại với người trong cuộc (25/05/2006)
▪ "Tắt lửa" ở tuổi 30 (25/05/2006)
▪ Hiểu đúng về bất lực (25/05/2006)