Ảnh minh họa |
Người Việt chúng ta có câu tục ngữ: “Nữ thập tam, nam thập lục” để nói về tuổi dậy thì ở trẻ vị thành niên và những đòi hỏi hoạt động tình dục ở trẻ. Tục ngữ cũng nói lên rằng, con gái 13 tuổi đã có thể mang thai và trở thành người mẹ, khi đã có hành kinh. Đối với trẻ nam, tuổi dậy thì có chậm hơn nữ, nhưng không có nghĩa là không có trẻ nam dậy thì sớm hơn 16 tuổi.
Khi đến tuổi dậy thì, trẻ đòi hỏi yêu đương, hoạt động tình dục là điều bình thường, chỉ có những trẻ không có nhu cầu yêu đương và hoạt động tình dục mới bất thường. Do đó, việc phải tiếp nhận những đòi hỏi tâm sinh lý bình thường này một cách tự nhiên là việc cha mẹ của trẻ phải biết và làm cho trẻ có một tâm lý vững vàng và sinh hoạt tình dục lành mạnh.
Vấn đề cơ bản của giáo dục giới tính có thể được dạy từ các lớp về sức khỏe, nhưng con bạn có thể không tiếp thu - hay không hiểu - tất cả những gì mà các cô cậu học sinh cần biết để có những lựa chọn khó khăn về tình dục. Đó là việc mà bạn phải làm với con bạn. Đây là vấn đề khó khăn, nhưng giáo dục giới tính là trách nhiệm của cha mẹ. Bằng cách củng cố và bổ sung những gì con bạn học được ở trường, bạn có thể thiết lập cho một cuộc đời của con bạn có quan hệ tình dục lành mạnh.
Cần làm gì khi trẻ đã có hành vi quan hệ tình dục
Điều khó khăn nhất là khi con bạn đã có quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên. Có hai diễn biến tâm lý đối với trẻ. Một cú sốc tâm lý đối với trẻ khi trẻ bị hãm hại, nhưng lại là một thói quen thèm muốn quan hệ tình dục khi trẻ cùng thỏa hiệp với người quen trong quan hệ tình dục.
Dù là con bạn có bị hãm hại hay thỏa hiệp trong quan quan hệ tình dục thì, bạn cũng cần phải nhẹ nhàng thăm hỏi, cảm thông và hướng dẫn cho con bạn thật tế nhị, để trẻ không xa lánh bạn. Không thể lấy quyền lực của cha mẹ để áp đặt lên trẻ, vì bạn sẽ vô tình đẩy con bạn vào sự sa ngã bất hạnh.
Nếu con của bạn tâm sự rằng cô hay cậu đã sinh hoạt tình dục - cho dù bạn nghĩ rằng con bạn có đã sẵn sàng hay không cho việc quan hệ tình dục - thì điều quan trọng nhất bạn cần phải làm là nhắc nhở con bạn rằng bạn mong đợi con bạn về trách nhiệm nghiêm túc với việc quan hệ tình dục đã xảy ra.
Bạn phải dạy cho con bạn hiểu tầm quan trọng của quan hệ tình dục an toàn, và phải chắc chắn rằng con bạn hiểu và biết làm thế nào để có được và sử dụng biện pháp tránh thai.
Bạn cần phải nói về việc cần phải giữ một mối quan hệ tình dục chỉ với một người, không nên quan hệ với nhiều người. Việc này không chỉ là một vấn đề của sự tin tưởng và tôn trọng với bạn của con bạn, mà còn làm giảm nguy cơ của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, bạn cần phải thiết lập và thực thi các ranh giới hợp lý, chẳng hạn như lệnh giới nghiêm về giờ giấc và các quy định về thăm từ bạn bè khác giới.
Bác sĩ của con bạn cũng có thể giúp đỡ. Một kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể cho con bạn cơ hội để giải quyết các hoạt động tình dục và hành vi khác trong một bầu không khí thoải mái và, bảo mật - cũng như tìm hiểu về biện pháp tránh thai và tình dục an toàn. Các bác sĩ cũng có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của bệnh mồng gà, do Human Papillomavirus(HPV) gây ra, để tiêm chủng cho cả nam và nữ, giúp ngăn ngừa mụn cóc sinh dục cũng như các bệnh ung thư cổ tử cung, hậu môn, miệng, cổ họng, và dương vật sau này.
Với sự hỗ trợ của bạn, con bạn có thể trở thành một người có trách nhiệm trong quan hệ tình dục. Hãy trung thực và nói chuyện từ trái tim. Nếu con của bạn có vẻ không quan tâm đến những gì bạn nói về quan hệ tình dục, thì hãy tìm cơ hội để nói vấn đề này mọi lúc, mọi nơi khi có thể một cách tế nhị, con bạn rồi sẽ lắng nghe một cách nghiêm túc. Bạn cũng cần phải nhớ rằng, bác sĩ là nơi bạn và con mình cần tìm đến để giải bày những thầm kín tốt nhất và bảo mật nhất khi bạn bất lực.
▪ Nói chuyện tình dục với con: Yếu tố nguy cơ và tình huống khó (09/04/2016)
▪ Hơn 3.000 người nghiện ma túy ở Hải Dương (08/04/2016)
▪ Những dạng ung thư hay gặp ở bệnh nhân HIV (07/04/2016)
▪ Chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV (07/04/2016)
▪ Thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về HIV/AIDS (07/04/2016)
▪ Thật giả những câu chuyện về “con HIV” (06/04/2016)
▪ Có nguy cơ bệnh lý từ tinh trùng hiến tặng? (05/04/2016)
▪ Vì sao thuốc Ađited bị rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành? (04/04/2016)
▪ Triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai (04/04/2016)
▪ Học sinh cần được dạy về giới tính thế nào? (02/04/2016)