Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng bắt đầu liệu pháp kháng retrovirus ở giai đoạn sớm hơn có thể giảm nguy cơ ung thư.
![]() |
Các nhà nghiên cứu cho biết mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định mức độ tăng nguy cơ ung thư do HIV và do các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá.
Các tác giả nghiên cứu đã so sánh tỉ lệ 10 dạng ung thư ở bệnh nhân nhiễm HIV và bệnh nhân không nhiễm HIV thuộc Viện Kaiser Permanente trong khoảng từ năm 1996 - 2008.
6 dạng ung thư hay gặp hơn ở bệnh nhân HIV bao gồm u ác Kaposi, u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, u hắc tố, ung thư hậu môn và ung thư gan. Ung thư phổi và ung thư khoang miệng cũng hay gặp hơn ở bệnh nhân HIV, tuy nhiên hầu hết nguy cơ các dạng ung thư này có vẻ liên quan với thói quen sống như hút thuốc lá. Ung thư tuyến tiền liệt ít gặp hơn ở bệnh nhân HIV. Khảo sát kỹ hơn cho thấy hệ miễn dịch yếu có liên quan với tăng nguy cơ ung thư ở bệnh nhân HIV.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers and Prevention.
▪ Chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV (07/04/2016)
▪ Thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về HIV/AIDS (07/04/2016)
▪ Thật giả những câu chuyện về “con HIV” (06/04/2016)
▪ Có nguy cơ bệnh lý từ tinh trùng hiến tặng? (05/04/2016)
▪ Vì sao thuốc Ađited bị rút số đăng ký, đình chỉ lưu hành? (04/04/2016)
▪ Triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai (04/04/2016)
▪ Học sinh cần được dạy về giới tính thế nào? (02/04/2016)
▪ "Đừng cho người lạ xâm phạm khu vực đồ lót của trẻ" (01/04/2016)
▪ Tiêm ngừa thai làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV? (01/04/2016)
▪ Bạn đã hiểu đúng về ho chưa? (31/03/2016)