Tiệc Tây phức tạp? Hoàn toàn đúng. Đến độ giới trẻ Tây ngày nay cũng phải học về quy cách ứng xử, ăn và uống trong bàn tiệc |
Không phải ai cũng dễ dàng thích ứng khi nhận được thiệp mời dự một đại tiệc bởi nó có phức tạp kiểu cách và bạn phải nhọc công để thích nghi.
Do thời tiết nóng hầu như quanh năm nên cánh đàn ông Việt cố lắm thì thắt lên cổ cái cà vạt rồi khoác lên mình chiếc veston để đi dự tiệc lớn thì xem như đã rất ư là trang trọng. Ít có ai nghĩ đến việc phải may cho mình “bộ đồ lớn” thực thụ tức bộ tuxedo, bộ smoking. Nhưng không có tuxedo thì sao? Tốt hơn cứ bộ cánh veston, giày da đen bóng như khi đi dự tiệc cưới là đủ. OK, number one rồi.
Khách Tây gặp nhau nói đủ thứ chuyện, từ điện ảnh qua ca nhạc đến thời trang và văn học, chuyện gia đình, con cái... Nếu không giỏi ngoại ngữ lại nghèo vốn kiến thức tổng quát thì bạn chỉ biết cứ gật gù cái đầu, miệng cười đờ-mi hoặc lẩn vào một góc đứng, ngồi solo.
Không phải là không thách đố bạn nếu như bạn lần đầu dự tiệc lớn của khách Tây vì quy cách ẩm thực khá phức tạp. Trước mắt khách là ba con dao, ba cái nĩa, hai cái thìa (một dùng cho món xúp, một cho món tráng miệng), một dao nhỏ đặt trên cái đĩa nhỏ (dùng trét bơ lên lát bánh mì) và một cái đĩa lớn, tối thiểu là bốn cái ly (ba dùng cho các loại champagne và vang, một dùng đựng nước uống đánh tan vị vang và món ăn cũ trước khi chuyển sang nếm vị vang mới).
Rất cần nhắc đến là tình hình sức khoẻ của bạn như thế nào. Bạn có thừa sức dẻo dai mà “cầm cự” một gala dinner kéo dài từ 18g30 đến 24 giờ hay không? Khách Tây không như khách ta, vừa đến nơi là vào bàn nhập tiệc ngay. Trước nhất, họ đứng ngoài sảnh, bắt tay, hôn phớt nhẹ lên má nhau từ hai đến ba lần rồi trò chuyện với nhau, trong tay là một “flute” (ly thon dài) đựng champagne hoặc vang sủi tăm (sparkling wine-tiếng Anh, vin mousseux-tiếng Pháp). Chán chê mê mỏi từ 30 phút đến 45 phút họ mới kéo nhau vào bàn trong phòng tiệc rộng lớn khi nghe các tiếng chuông chỉ báo.
Và họ sẽ chỉ từ giã nhau, rời bàn tiệc sau đó... 200 phút. Bình thường ra, nếu không vì giới hạn đóng cửa hộp đêm sau 24 giờ, họ nào có lên xe về nhà ngay mà còn kéo nhau đi nhảy, đi uống thêm cho đến gần sáng.
Ngoài ra, một vấn đề không kém phần quan trọng là “tửu lượng” của bạn chịu được đến mức nào trong bữa dạ tiệc dài hơi như thế. Có nghĩa là lưỡi của bạn phải sẵn sàng thưởng thức tối thiểu là hai loại champagne, hai loại vang trắng và hai loại vang đỏ được mời theo từng thời gian phù hợp với từng tình huống (chẳng hạn như uống gì để khai vị, apéritif), với các món ăn lần lượt được bày lên bàn, từ chén xúp kem củ cải nhỏ xíu qua món tôm nướng nằm trên miếng tarte nhỏ, khúc sườn trừu non rôti đi chung với khoanh khoai lang chiên mềm đến các loại phô mai, rồi sô cô la, cà phê, bánh ngọt.
Chưa kể là ở phần kết tiệc, khách Tây nhiều khi còn mời nhau ly rượu cực mạnh, cực bốc để giúp nội tạng tiêu hoá thức ăn dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Ở các tiệc tối quy mô nhỏ chừng 5 hoặc 6 cặp khách, chủ nhà không quên mời một ly đi đường xa. Và hãy cảnh giác với những bữa cơm tối thân tình với chủ nhà vì khách Tây mê vang lẫn mê phô mai nên họ có thói quen như sau: khi còn phô mai trên bàn thì phải khui thêm chai vang nữa, khi chai vang chưa cạn mà phô mai đã hết thì lấy thêm phô mai. Cứ thế phô mai kéo vang, vang dẫn đưa phô mai mãi không dứt.
Tiệc Tây phức tạp? Hoàn toàn đúng. Đến độ giới trẻ Tây ngày nay cũng phải học về quy cách ứng xử, ăn và uống trong bàn tiệc. Có cả trường lớp hẳn hoi bên cạnh các khoá chỉ dẫn ngắn hạn tổ chức bởi các khách sạn 5 sao. Chắc một ngày không xa loại hình này cũng sẽ xuất hiện ở Việt Nam. Thời hội nhập toàn cầu mà.
Bạn muốn thử tiệc Tây?
Bạn có thể tìm đến Legend dùng “Tiệc champagne giữa trưa chủ nhật - Sunday Champagne Brunch” với rất nhiều rượu vang nổi tiếng, các loại cocktails pha chế theo phong cách riêng của Atrium Café cùng nhiều món ăn đặc sắc và đồ hải sản tươi hấp dẫn. Thực đơn được chuẩn bị công phu với sự chăm chút của bếp trưởng Romeo Bantiling cùng các phụ tá của tổ ẩm thực. Niềm đam mê về ẩm thực của bếp trưởng Romeo và những dịch vụ đặc sắc tại Atrium Café đã đem đến cho nhà hàng danh hiệu “Nhà hàng tự chọn 5 sao tốt nhất” do tạp chí The Guide bình chọn. Bếp trưởng Romeo Bantiling cho biết: “Ẩm thực luôn là một phần cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ một khách sạn nào và Legend Sài Gòn quyết tâm xây dựng phần ẩm thực trở thành một nét văn hoá của khách sạn với những điểm độc đáo riêng. “Sunday Champagne Brunch được thiết kế thành chương trình ẩm thực đặc biệt chỉ có vào các ngày chủ nhật. Brunch chính là sự kết hợp của breakfast (bữa điểm tâm) và lunch (bữa trưa) về cả hình thức yến tiệc cũng như thời điểm từ 11g30 đến 14g30”. |
Theo SGTT
▪ Thúy Vinh không quan tâm tới 'sóng ngầm' (07/11/2005)
▪ Kim Tae Hee - cổng thiên đường đã mở (05/11/2005)
▪ Angelina Jolie muốn nhận thêm con nuôi (29/10/2005)
▪ MC Thanh Bạch vẫn cười vô tư (29/10/2005)
▪ Người dẫn chương trình lý tưởng (29/10/2005)
▪ Mua bản quyền sách Chicken soup... (31/10/2005)
▪ Tính cách nàng qua bánh kẹo (29/10/2005)
▪ Triển lãm mỹ thuật đương đại VN tại Nhật Bản (27/10/2005)
▪ Việt Tú chỉ làm những gì mình thích (25/10/2005)
▪ Trần Huy Hoan miệt mài ngợi ca phụ nữ (25/10/2005)