Nỗ lực nâng chất tấu hài
Kim Ngọc - Quốc Nam trong một tiểu phẩm diễn tại Sân khấu cười thứ bảy - Ảnh: Minh Châu |
Bởi lý do quan trọng nhất: sân khấu nằm ngoài sảnh nhà hát, nói gì thì nói, vẫn tạo cảm giác tạm bợ, không chuyên.
Nhưng đến năm lên bốn này mọi sự dường như sẽ khác. Được "dời đô" từ ngoài vào khán phòng nhà hát, mỗi tháng một lần vào đêm chủ nhật cuối tháng, chương trình đổi tên thành Làn Sóng Cười, với các tiết mục chọn lọc hơn hoặc biến thành live show nho nhỏ cho cá nhân nghệ sĩ nào đó.
Làn Sóng Cười là cái tên đang dần dần "làm quen" với khán giả tại đây, giới thiệu về một địa chỉ hài có bài bản hơn tại nhà hát Bến Thành.
Nhưng như thế vẫn chưa có gì đáng nói. Cái địa chỉ hài chỉ được biết như một nơi chốn "chẳng có gì đáng chú ý" này vừa làm được việc lần đầu tiên trong làng hài: dưới chủ xướng của Trung tâm Văn hóa quận 1 đã có một cuộc thi sáng tác kịch bản riêng cho Sân khấu cười thứ bảy với hai bảng riêng rẽ: chuyên và không chuyên.
Kết quả: một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và bốn giải khuyến khích sẽ được trao cho bảng chuyên, và bảy kịch bản được chọn trao từ giải nhì (không có giải nhất) đến khuyến khích cho các tác giả không chuyên. Đêm sinh nhật lần 4 của Sân khấu cười thứ bảy sắp tới đây, năm kịch bản đoạt giải cao nhất của bảng chuyên nghiệp sẽ được dàn dựng và biểu diễn bởi các nghệ sĩ tên tuổi.
Đạo diễn trẻ Đức Thịnh, dựng tiểu phẩm Bà ngoại thời @ cho nhóm Kim Ngọc trong chương trình này, lắc đầu: "Kịch bản đang là vấn đề của các nhóm hài". Nếu năm ngoái Gala cười đánh dấu sự bùng nổ của các nhóm hài phía Nam bởi sự mới mẻ về cả nội dung lẫn hình thức trên sóng VTV, thì năm nay "cán cân" có vẻ đã nghiêng hẳn về phía Bắc, bởi nội lực từ kịch bản thâm thúy, sâu sắc đã khiến các tiểu phẩm của những Quang Thắng, Công Lý, Vân Dung... vốn đã quá quen mặt khán giả cả nước, vẫn giành được "cấp bậc" đáng gờm so với các tiểu phẩm không sâu sắc lắm của phía Nam.
Nói thế để thấy rằng việc tổ chức thi kịch bản để "huy động vốn trong dân" là rất cần thiết, và lần này Sân khấu cười thứ bảy đã làm được, để sinh nhật của họ được đánh dấu bằng những tiểu phẩm thật sự mới.
Một thí dụ điển hình: nhóm hài Kim Ngọc - Hiếu Hiền trước giờ gây cảm giác chọc cười ngoại hình thì với tiểu phẩm có tình huống, dàn dựng như Bà ngoại thời @, sẽ cho thấy những khoảnh khắc cười nhưng cảm động, khi một đứa cháu bị ép nói tiếng Anh suốt ngày khiến bà ngoại dưới quê lên chẳng hiểu chi, đến phải bật khóc để năn nỉ nó: "Ngoại nhớ con, ngoại muốn nói chuyện với con. Giờ không có ba má ở nhà, con hãy nói với ngoại bằng tiếng Việt!".
Không thể đoan chắc năm tiểu phẩm của đêm sinh nhật lần 4 của Sân khấu cười thứ bảy sẽ tuyệt hay. Nhưng điều đáng nói nhất là lần đầu tiên một chương trình hài mời các thầy trong nghề - cụ thể lần này là hai đạo diễn Trần Minh Ngọc và Trần Ngọc Giàu - đến xem, góp ý cho từng tiểu phẩm.
Sau khi các tiết mục diễn qua một lượt, mỗi ông thầy gợi ý cho từng nhóm xem chỗ nào nên nhấn nhá, chỗ nào cần cắt bớt, tính cách nào cần thay đổi. Duyên hài tùy ở mỗi người, nhưng nhìn các nhóm chăm chú lắng nghe, gật gù "ngộ" ra chỗ yếu, điểm mạnh của mình khi nghe các đạo diễn có nghề nói, mới thấy sự cần thiết can thiệp của chuyên môn vào hài.
Duyệt để nâng chất chứ không phải duyệt để... cắt hay... bắt bí, lần này Sân khấu cười thứ bảy đã làm được điều đó. Đêm sinh nhật của họ - kèm theo phát giải cuộc thi kịch bản - sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành lúc 19g30 tối nay, 10-9.
H.HƯƠNG
▪ Ngôi sao châu Á trên thảm đỏ Venice (09/09/2005)
▪ Phim tình cảm có kinh phí lớn nhất Hàn Quốc (09/09/2005)
▪ Lễ hội trăng rằm (09/09/2005)
▪ Có một tủ sách Nguyễn Ngọc Tư ở Mỹ (09/09/2005)
▪ Khai trương Photo gallery đầu tiên ở TP.HCM (10/09/2005)
▪ Ngô Thanh Vân mua bản quyền ca khúc One more try (10/09/2005)
▪ Khi HBO vào từng hộ gia đình bằng tiếng Việt (10/09/2005)
▪ Những lồng chim độc đáo (31/08/2005)
▪ Thanh Phương - Nghệ sĩ đa năng (09/09/2005)
▪ Bức chân dung JK Rowling (08/09/2005)