Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại một triển lãm du học. |
Với các gia đình - tài chính không phải là vấn đề, quan trọng là con em được tiếp cận tri thức tiên tiến và phương pháp học tập hiện đại, ra trường dễ tìm được nơi làm việc ưng ý với mức thu nhập cao.
Bằng cấp quyết định việc làm
Bác Trần Công Thành (Q.Cầu Giấy-Hà Nội) đã tốn không ít thời gian tìm đến các buổi hội thảo để quyết định chọn trường du học ở Singapore cho cô con gái út đang học lớp 11 - mặc dù bản thân con bác chưa muốn. Theo bác, làm cha mẹ phải "định hướng" cho con thôi. Cậu lớn nhà tôi hiện cũng đang học ở Pháp và sắp tốt nghiệp. Với gia đình tôi, tài chính không phải băn khoăn, vả lại tiền đi kèm với chất lượng nên nơi nào đào tạo có tiếng thì cho cháu theo học.
Lý giải về việc cho cả hai con đi du học nước ngoài, bác Thành bày tỏ: "Là người sử dụng lao động, hơn ai hết tôi hiểu chất lượng nguồn nhân lực từ các trường đại học trong nước hiện nay, đào tạo mất nhiều thời gian nhưng ra trường muốn sử dụng phải đào tạo lại. Vì vậy, tôi quyết định hướng cho cả hai con đi du học nước ngoài, sau này, dù làm việc ở trong nước hay nước ngoài, tôi muốn con mình có nền tảng kiến thức thực chất và vững vàng. Như thế không bao giờ sợ thất nghiệp".
Chị Bùi Thị Dung (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội) lại quan niệm: "Đi du học bây giờ là trào lưu phổ biến nhưng hơn nhau ở trường đào tạo. Vì vậy, dù con quyết định đi nước nào tôi cũng cố cho con vào trường công vì cứ nhìn vào giáo dục VN, đi xin việc mà nói tốt nghiệp ở đại học dân lập ra đã bị nhìn với con mắt thiếu thiện cảm. Tóm lại, là trường đó phải có "thương hiệu" và bằng cấp phải được công nhận rộng rãi".
Cũng với quan niệm phải tìm được trường danh tiếng, Trần Thu Thuỷ (Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội) sẵn sàng từ bỏ tấm bằng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin vừa tốt nghiệp trong nước để tìm đường du học. Thuỷ tâm sự: Em nhận ra là mình đã chọn lầm nghề. Công nghệ thông tin chỉ là phương tiện, ngành nghề em muốn lập nghiệp bây giờ là tài chính-ngân hàng. Vì vậy, em đang tìm nơi đào tạo thạc sĩ về chuyên ngành trên. Nước ta đã hội nhập, muốn có vị trí công việc và thu nhập cao trong lĩnh vực này, con đường du học với bằng cấp quốc tế là tấm lá chắn bảo vệ vững chắc nhất.
Nhiều cơ hội lựa chọn
Bà Mai Lệ Quyên - Giám đốc Văn phòng đại diện Học viện Phát triển quản lý Singapore (MDIS) tại VN cho biết: Đối tượng có nhu cầu đi du học phổ biến nhất ở VN hiện nay vẫn là học sinh học hết THPT sang học các khoá lấy bằng đại học và các sinh viên đã tốt nghiệp đại học muốn đi để lấy bằng thạc sĩ.
Singapore là một trong những điểm đến ưa chuộng của nhiều phụ huynh VN do các trường của Singapore nhạy bén trong việc liên kết với các nền giáo dục tiên tiến của nước ngoài giúp sinh viên học tập tại Singapore nhưng tiếp thu được kiến thức và nhận được bằng cấp do các trường đại học danh tiếng của Anh, Úc, Mỹ... cấp.
Ngoài ra, do hệ thống giáo dục Singapore cho phép học sinh học hết lớp 10 có thể tham gia các khoá học để lấy bằng cử nhân với thời gian tổng cộng khoảng 4,5 năm (đã bao gồm thời gian học tiếng Anh) nên số lượng học sinh học hết lớp 10 và 11 tại VN đi du học Singapore ngày càng nhiều. Hơn nữa, nhiều phụ huynh chọn Singapore vì thủ tục đăng ký học đơn giản: Không cần chứng minh tài chính; không phỏng vấn khi xin visa; thư chấp nhận học được gửi tới học sinh trong vòng 1 tuần kể từ ngày trường nhận được hồ sơ đầy đủ từ phía học sinh.
Thị trường du học ngày càng rộng mở với du học sinh VN. Bà Trần Thị Thu Hằng - Phó Giám đốc Cty VNPC cho biết: Úc và New Zealand cũng là thị trường được nhiều du học sinh lựa chọn bởi 2 thị trường này đang có xu hướng mở cửa cho du học sinh như: Không yêu cầu tiếng Anh IELTS, TOEFL, không phỏng vấn sứ quán, chứng minh tài chính không quá phức tạp...
Tuy nhiên cũng có nhiều em thích du học Anh dù chi phí sinh hoạt ở Anh có cao hơn nhưng chất lượng giáo dục được đánh giá hàng đầu thế giới. Cũng theo bà Hằng, nếu trước đây các bậc phụ huynh và học sinh thường đăng ký theo chương trình dự bị đại học, đại học và thạc sĩ thì hiện nay nhiều gia đình có xu hướng cho con em mình du học khi còn đang là học sinh THPT, thậm chí có những gia đình đã cho những con thứ 2, thứ 3 đi du học theo chương trình THCS.
>> Du học: Ở lại hay về ngay?
>> Du học hè 2008: Đắt sẽ xắt ra miếng?
>> Một số chương trình du học có học bổng
▪ Call agent: Nghề của tương lai (31/05/2008)
▪ Tuyển 120 lao động làm việc cho Cảng Hàng không Dubai (31/05/2008)
▪ Thí điểm xuất khẩu lao động sang Hoa Kỳ (30/05/2008)
▪ Nghề môi giới địa ốc trong cơn khó (30/05/2008)
▪ Nỗi lo của người Việt làm móng: Dễ mắc bệnh (30/05/2008)
▪ Công nhân bỏ phố về quê ! (29/05/2008)
▪ Du lịch TP.HCM xúc tiến đào tạo nguồn nhân lực (29/05/2008)
▪ Rớt giá “nghề vàng” môi giới chứng khoán (29/05/2008)
▪ Lao động Việt Nam sẽ tăng nhanh tại Trung Đông (28/05/2008)
▪ Chính thức tuyển lao động Việt Nam đi Mỹ làm việc (27/05/2008)