Sau đó tìm cách thực hiện công việc nhiều hơn cho dù đó là nhiệm vụ gì đi chăng nữa. Vì khi được đảm trách dự án bạn thích, chắc chắn ngày làm việc của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Thêm vào đó, bạn cũng nên tìm hiểu nhiệm vụ bạn thích có phải là công việc mà đồng nghiệp và thậm chí cả sếp cũng chả muốn “mó tay vào” hay bạn phải tranh giành nhiện vụ đó với tình huống thắng- bại?
Học những điều tốt nhất xung quanh
Ai là người trong công ty đam mê và giỏi giang với công việc? Bạn có thể học hỏi được gì từ họ? Người nào luôn đi làm với năng lượng mạnh mẽ và tinh thần lạc quan ấy của họ có thể truyền cảm hứng cho người khác? Hãy để bản thân “hòa mình” vào nguồn năng lượng tuyệt vời đó nhé.
Xác định đặc điểm nghề nghiệp
Nếu bạn phải viết ra một điều có thể bao quát con người bạn là ai (hoặc người bạn muốn trở thành) bạn sẽ nói gì? Hãy dành một chút thời gian để phân loại đặc trưng riêng biệt của bản thân, và sử dụng “câu viết” đó như một “kim chỉ nam” trong việc theo đuổi điều bạn muốn làm và người bạn muốn trở thành.
Nhận biết điều bạn có thể và không thể kiểm soát
Viết ra những thứ khiến bạn căng thẳng khi làm việc. Khoanh tròn những điều bạn có thể kiểm soát và gạch chéo những điều bạn không thể, sau đó ngừng hết thời gian lẫn công sức bạn đã từng dành cho những thứ bị gạch chéo; hướng lại nguồn năng lượng vào việc tìm ra những cách giải quyết vấn đề bạn có thể thay đổi.
Hoàn thành những dự án có tác động trực tiếp đến “lý lịch”
Khi đảm nhận một dự án mới nào, cố gắng lựa chọn những công việc đem lại lợi ích tốt nhất cho bạn. Đảm bảo bạn xác định được kết quả lượng công việc mình làm và “bổ sung” những “thành tích” ấy để “hoàn thiện” lý lịch trích ngang- thứ bạn cần “cập nhật” thường xuyên.
“Nuôi dưỡng” tình đồng nghiệp
Đồng nghiệp là người có thể thấu hiểu và đánh giá đúng cuộc sống công sở của bạn như thế nào hơn bất kỳ ai khác. Hãy dành thời gian “nuôi dưỡng” mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với tất cả mọi người trong công ty, bạn sẽ nhận được những lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn cả công việc nữa.
Xem xét “bức tranh lớn” và “bức tranh nhỏ”
“Bức tranh lớn” ở đây chính là tầm nhìn tổng quát cho con đường sự nghiệp của bạn, còn những bước thay đổi hàng ngày lại là “bức tranh nhỏ” của bạn. Điều bạn cần làm đó là tạo ra những mục tiêu nhỏ, như tham gia một tổ chức chuyên nghiệp hay học hỏi người dày dặn kinh nghiệm – thứ gì đó bạn có thể làm trọn mỗi ngày.
Đảm bảo bạn đang đi đúng đường
Liệu bạn có thực sự đang làm điều mình mong muốn? Bạn có nghĩ điều bạn đang làm can thiệp vào thứ bạn hy vọng được thực hiện hay không? Cả hai gợi ý trên đều không hiệu quả nếu công việc của bạn không được gắn kết với những đam mê thực sự hay đặc điểm tính cách và những năng khiếu tự nhiên của bạn. Nếu việc đánh giá nghề nghiệp đã đúng theo trật tự, vậy tại sao bạn lại không biến nó trở thành “ưu thế trước tiên” trong năm mới này nhỉ?
▪ Những nghề đứng vững trong thời suy thoái (06/01/2009)
▪ 5 blog việc làm nên đọc (06/01/2009)
▪ Tìm bình yên ở Maui (06/01/2009)
▪ Gần 30.000 lao động đã mất việc làm (03/01/2009)
▪ Năm mới về đâu? (02/01/2009)
▪ Đến lượt Microsoft chuẩn bị cho nhân viên “về hưu non”? (02/01/2009)
▪ Nhập khẩu lao động phổ thông: “Rừng” đang thừa “củi” (31/12/2008)
▪ Trên 22.000 lao động mất việc làm trong năm 2008 (31/12/2008)
▪ Vấp phải sếp chuyên sai vặt (31/12/2008)
▪ Chợ 'xổm' sinh viên (30/12/2008)