Do môi trường làm việc, có nguy cơ bị nhiễm viêm gan (VG) siêu vi, làm gì để có được các quyền lợi? (Một nhân viên ngành y tế Kiên Giang). Bệnh VG do virút ở nhân viên y tế được công nhận là bệnh nghề nghiệp (BNN) do tiếp xúc thường xuyên với người bệnh, bệnh phẩm có mầm bệnh. Có nhiều loại VG virút A, B, C, D và E. Nguy hiểm nhất là VG B (dễ lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu và mẹ sang con hơn cả HIV) vì có thể gây tổn thương gan, xơ gan, ung thư gan và chết. VG D (lây qua đường tình dục và máu) ít phổ biến hơn nhưng cũng nguy hiểm. VG A và C lây truyền qua nước, thực phẩm và phân. VG C đôi khi cũng lây qua đường tình dục. Vì đây là BNN nên thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho CB - NV: Cho xét nghiệm máu ngay khi mới vào làm việc, tiêm ngừa phòng bệnh cho người lành; xây dựng - phổ biến các quy trình làm việc an toàn; trang bị các BHLĐ cần thiết. Các trường hợp mắc bệnh do NN (kim đâm, phẫu thuật...) phải được theo dõi, điều trị, giới thiệu giám định để người LĐ được hưởng các đền bồi từ BHXN. Có thể được chỉ định dùng globulin miễn dịch, anpha interpheron để ngăn sự phát triển của virút. Th.S Nguyễn Phương Toại (Trung tâm SKLĐ&MT Cần Thơ) |
▪ Thông tin tuyển dụng ngày 27-8 (27/08/2005)
▪ Thông tin tuyển dụng ngày 26-8 (26/08/2005)
▪ Đài Loan: Quản chế khắc nghiệt, lao động Thái Lan bạo động (25/08/2005)
▪ Thêm 2 công ty môi giới XKLĐ Đài Loan bị đình chỉ (24/08/2005)
▪ Thông tin tuyển dụng ngày 25-8 (25/08/2005)
▪ Trí thức trẻ và vấn nạn thất nghiệp (24/08/2005)
▪ Thông tin tuyển dụng từ ngày 22-8-2005 đến 27-8-2005 (23/08/2005)
▪ Cà Mau: cung ứng lao động cho Bình Dương (24/08/2005)
▪ Thông tin tuyển dụng ngày 23-8 (23/08/2005)
▪ Phạm Văn Tuyên, kẻ siêu lừa xuất khẩu lao động (22/08/2005)