![]() |
Quyền lợi của người lao động sẽ được cải thiện hơn nữa khi thực hiện trợ cấp thất nghiệp. Ảnh: Cường Huyền |
Giadinh.net - Theo tin từ Bộ LĐ-TB-XH, sau khi dự thảo Nghị định về bảo hiểm thất nghiệp được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến từ 1/1/2009, hình thức bảo hiểm thất nghiệp sẽ được triển khai trên toàn quốc.
>> Sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng Ngày 10/4, PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Hồng Lĩnh - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH xung quanh vấn đề bảo hiểm cho người thất nghiệp. Muốn được trợ cấp phải đóng bảo hiểm Dự thảo Nghị định về bảo hiểm thất nghiệp sắp được trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành, thì những đối tượng nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thưa ông? - Bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với người sử dụng lao động có sử dụng 10 lao động trở lên và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng và không xác định thời hạn. Những người bị sa thải có được coi là thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thất nghiệp không, thưa ông? - Những người bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; bị kết án tù giam cũng không được hưởng chế độ này. Muốn được trợ cấp thất nghiệp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp mức đóng là 1% tiền lương, tiền công tháng. Với mức phí 1% thì quỹ bảo hiểm thất nghiệp có đủ để chi trả cho lượng lớn người lao động khi bị mất việc không, thưa ông? - Tôi nghĩ là không. Vì nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp không chỉ từ đóng góp của người lao động mà Nhà nước còn hỗ trợ từ ngân sách. Chưa kể còn các khoản thu từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác. Tham gia quỹ bảo hiểm thất nghiệp thì khi bị mất việc người lao động có được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế không, thưa ông? - Có chứ. Người bị mất việc không chỉ được hỗ trợ tiền hàng tháng mà quỹ còn đóng tiền bảo hiểm y tế cho họ hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc. Chỉ được hưởng trợ cấp tối đa 12 tháng Liệu bảo hiểm thất nghiệp có trở thành chỗ dựa, thành tấm chắn cho những người lười nhác, sau mất việc không chịu tìm việc làm mới? - Bảo hiểm thất nghiệp chính là tạo ra đòn bẩy để người ta được học nghề và có việc làm sau này, chứ không phải để người lười nhác thụ hưởng. Vì quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ hỗ trợ học nghề miễn phí và tổng thời gian được hỗ trợ không quá 6 tháng. Sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm giới thiệu mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao lâu, thưa Thứ trưởng? - Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tính theo thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, tối đa không quá 12 tháng. Chúng ta chưa có một hệ thống quản lý thất nghiệp sát sao như các nước phát triển, liệu các hồ sơ giả thất nghiệp có “lọt” vào hệ thống? - Tất nhiên điều đó có thể sẽ xảy ra nhưng trong quá trình làm thì các hệ thống sẽ theo dõi và quản lý chặt chẽ việc này. Bộ máy tổ chức bảo hiểm thất nghiệp là đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH. Trên cương vị quản lý nhà nước, ông có cho rằng để đưa được chính sách này vào cuộc sống vốn có hệ thống an sinh xã hội chưa tốt, là một cơn “vượt cạn” khó khăn? - Việc đưa Luật Bảo hiểm Xã hội, trong đó có chính sách về bảo hiểm thất nghiệp vào cuộc sống chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định. Nhưng từ thực tiễn, chúng ta sẽ rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh hệ thống bảo hiểm. Bây giờ có ba chương trình gồm bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chính sách rất cần thiết đối với xã hội nhằm nâng cao mục tiêu an sinh xã hội, nên các cơ quan nhà nước đương nhiên sẽ phải dần dần để các quy định trong chính sách này được hoàn chỉnh và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Xin cảm ơn ông. Lã Xưa (thực hiện)
Cụ thể, thứ nhất người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Thứ 2 là phải đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm thất nghiệp và có đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Việc đăng ký thất nghiệp này cũng chỉ trong thời hạn 7 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng năm) kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Trong 7 ngày đó, người lao động phải đến tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp nơi nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đăng ký thất nghiệp. Thứ ba là với điều kiện chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Ông Bùi Hồng Lĩnh - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH
▪ Câu hỏi dành cho người thất nghiệp (02/04/2008)
▪ Ngành nghề nào đang thu hút giới trẻ? (27/03/2008)
▪ PG - Thế giới không hề đơn giản (20/03/2008)
▪ Vì sao những người trong nghề không sẵn sàng giúp bạn? (19/03/2008)
▪ Festival Việc làm: Thiết thực cho cả ba phía (13/03/2008)
▪ Những câu hỏi có thể “bẻ” lại (12/03/2008)
▪ Du học sinh Việt Nam: Hòa nhập để thành công (11/03/2008)
▪ Tạo cơ hội việc làm cho bản thân: Không bao giờ là quá sớm! (06/03/2008)
▪ Khi người yêu là... đồng nghiệp! (25/12/2007)
▪ Cân nhắc trước khi tìm việc (25/12/2007)