![]() |
Ảnh minh họa |
Cách gọi của chúng ta về những vụ xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đều quy về ấu dâm là không đúng bởi không phải ai mắc bệnh ấu dâm cũng có hành vi tình dục với trẻ em, cũng như những người có hành vi tình dục với trẻ em không chắc chắn là có bệnh ấu dâm.
Nếu quy những vụ việc đang diễn ra hiện nay về ấu dâm, sẽ có hai vấn đề nảy sinh: Thứ nhất, chúng ta thiếu công bằng với người mắc bệnh ấu dâm. Thứ hai, chúng ta đã bỏ qua một đối tượng nguy hiểm có nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em nhiều hơn người mắc bệnh đó là những người bình thường khác trong xã hội. Nên chăng có hai cách nhìn, hai cách phòng tránh và hai cách xử lý khác nhau để phân biệt hai loại tội phạm này.
Nếu ấu dâm là bệnh lý, liệu những gì chúng ta đang làm hiện nay có phải là quá đáng với những người bệnh hay không? Liệu chúng ta càng kì thị, lên án, tẩy chay chỉ khiến những người bệnh càng cố giấu giếm và ẩn nấp đâu đó, nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em càng cao hơn hay không? Ấu dâm cũng là người, hơn nữa họ lại bị bệnh, nên chăng chúng ta nên có một cách nhìn khác về họ, thông cảm, gần gũi và chia sẻ, hỗ trợ để giúp họ tìm đến những cơ sở y tế để trị liệu tâm lý. Khi chúng ta xóa bỏ được định kiến này, việc bảo vệ trẻ em trước sự xâm hại của đối tượng ấu dâm chắc chắn sẽ tốt hơn. Bởi, thực tế đang diễn ra theo kiểu ồn ào và chửi bới, sỉ nhục như hiện nay càng khiến chúng ta không thể nhận ra ai là ấu dâm để biết cách bảo vệ và phòng tránh cho con cái mình.
Trường hợp thứ hai diễn ra khá phổ biến, đó là thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em không mắc bệnh ấu dâm nhưng vì bản năng tình dục, vì không kiềm chế, kiểm soát nên đã phạm tội. Với tội phạm này pháp luật và dư luận đặc biệt nghiêm trị. Song có một điều được coi là rào cản để đối tượng này lọt khỏi bàn tay của luật pháp đó là sự bao che, dung túng của chính những người trong cuộc, trong đó có nạn nhân và gia đình nạn nhân. Hầu hết thủ phạm là người thân hoặc là những người gần gũi với nạn nhân và gia đình nên việc giữ một khoảng cách và một thái độ rõ ràng đủ để an toàn cho trẻ là vấn đề khá nhạy cảm.
Hơn nữa, khi xảy ra chuyện, đa số vụ việc sẽ bị che giấu và tìm cách bưng bít. Người thân của trẻ vì muốn tránh thêm tổn thương cho trẻ về mặt dư luận xã hội nên thường chọn cách im lặng, thậm chí có trường hợp còn tìm cách năn nỉ tội phạm đừng tiết lộ thông tin ra ngoài. Đây chính là cơ hội cho tội phạm này lên ngôi. Vì họ biết, sự rủi ro bị phát hiện là không cao (vì chính họ đã dọa dẫm hoặc mua chuộc đối tượng im lặng), nếu bị phát hiện cũng vẫn ở trong bóng tối, ở vùng an toàn vì không ai đem chuyện nhạy cảm này ra ánh sáng. Và những người này, dù không mắc bệnh ấu dâm nhưng khả năng vi phạm những lần tiếp theo là không hề nhỏ.
Làm thế nào để đưa loại tội phạm này ra ánh sáng chịu sự trừng phạt của pháp luật để đủ sức răn đe. Điều quan trọng đầu tiên là xóa bỏ định kiến về nạn nhân của xâm hại tình dục. Đừng coi đó là một vết nhơ, một điều xấu xa của một con người để rồi phải chịu sự kì thị, ghẻ lạnh của những người xung quanh. Chính sự kì thị đã giúp nhiều tội phạm này vẫn ở vùng an toàn và càng làm tăng nguy cơ bị xâm hại tình dục ở trẻ em.
Thúy Vân
Theo Lao động
▪ Lan tỏa thông điệp phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (25/12/2017)
▪ Quy định cụ thể hơn về giúp đỡ người được trợ giúp pháp lý (20/12/2017)
▪ Xác định nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào? (13/12/2017)
▪ Nhận diện tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (12/12/2017)
▪ Khai trương Hệ thống quản lý thông tin điều trị Methadone (08/12/2017)
▪ Khai trương tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (07/12/2017)
▪ Hà Nội: Khuyến khích dùng Methadone trong điều trị cai nghiện (06/12/2017)
▪ Vì sao phụ nữ ‘bỏ cuộc’ khi tố cáo xâm hại tình dục? (05/12/2017)
▪ Bảo đảm quyền hưởng lợi cho người nhiễm HIV/AIDS (02/12/2017)
▪ Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng mang lại hiệu quả thiết thực (25/11/2017)