![]() |
TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hữu Thủy |
Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết như trên tại Hội thảo đối thoại chính sách việc thực hiện pháp luật về HIV/AIDD, ma túy và mại dâm do Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với UNAIDS (Chương trình phối hợp phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc) vừa tổ chức, tại Hà Nội.
Do vậy, ông Đặng Thuần Phong cho rằng, để các văn bản pháp luật về phòng, chống HIV/AIDD, ma túy và mại dâm có tính khả thi cao thì cần phải sửa đổi các văn bản này.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, Luật phòng, chống HIV/AIDS được ban hành năm 2016, cho đến nay Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp ban hành hàng trăm văn bản. Tuy nhiên, với sự thay đổi của dịch HIV/AIDS, những tiến bộ về khoa học trong dự phòng và điều trị HIV/AIDS thì một số các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như Luật phòng, chống HIV/AIDS cần có những điều chỉnh chẳng hạn những quy định về chẩn đoán AIDS giai đoạn cuối, xét nghiệm miễn phí cho tất cả phụ nữ mang thai, các quy định về phòng, chống HIV/AIDS tại các doanh nghiệp và nơi làm việc…không có tính khả thi nên cần có những thay đổi trong luật pháp.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự của các địa phương cũng đã đề cập nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các quy định về luật pháp phòng, chống HIV/AIDS như: Vấn đề hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV vẫn chưa rõ ràng, các hướng dẫn cũng như quy định về điều trị nghiện ma túy tổng hợp chưa theo kịp với tình hình thực tế, các quy định sát nhập Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS vào Trung tâm Y tế dự phòng thời điểm hiện tại là không phù hợp.
Một số các quy định như cho bệnh nhân điều trị Methadone ra khỏi chương trình điều trị khi xét nghiệm có heroin dương tính cũng không thích hợp với thực tế; Đề án đảm bảo tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS đã được các địa phương phê duyệt nhưng thực tế ngân sách cấp không đủ hoặc thấp hơn nhiều so với dự kiến… Những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS hiện nay.
▪ Hợp tác về giám sát dịch và các mô hình hỗ trợ kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS (30/03/2017)
▪ Tăng cường phối hợp phòng, chống lao/HIV trong bối cảnh nguồn lực suy giảm (28/03/2017)
▪ Sơn La: Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và điều trị lao/HIV (27/03/2017)
▪ Xâm hại tình dục: Những vấn đề cần sửa từ luật (25/03/2017)
▪ Tham vấn ý kiến cộng đồng về trợ giúp pháp lý cho nhóm người yếu thế (24/03/2017)
▪ Cai nghiện ma túy: Cần những giải pháp căn cơ (22/03/2017)
▪ Điện Biên đẩy mạnh cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng (21/03/2017)
▪ Dịch HIV/AIDS có xu hướng giảm nhưng thiếu bền vững (20/03/2017)
▪ Phòng, chống HIV/AIDS: Nhiều nước tự xoay xở kinh phí (17/03/2017)
▪ Cập nhật khoa học mới cho người cai nghiện tự nguyện (17/03/2017)