Tiếng nói chung của ASEAN trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em
Báo Tiếng Chuông - 22/06/2018
Trong khuôn khổ chương trình ưu tiên 2018 của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), trong 2 ngày 21 và 22/6, Việt Nam chủ trì tổ chức hội thảo khu vực về "Chiến lược phòng chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em: Tăng cường tiếp cận thông tin và hệ thống bảo vệ cộng đồng".

 

Đại biểu đến từ các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế

 

Với sự hỗ trợ của Australia, Tiến trình hợp tác Mỹ-ASEAN, Thổ Nhĩ Kỳ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, AICHR Việt Nam đã tổ chức hội thảo. Đây là cơ hội để các nước thành viên ASEAN, các nước đối tác của ASEAN bàn bạc để tìm ra những biện pháp hiệu quả trong phòng, chống nạn buôn bán người trong khu vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Các đại biểu còn tập trung vào mảng truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em để giúp họ hiểu rõ những điều nguy hiểm của nạn buôn bán người và cách chủ động phòng tránh.

Tại hội thảo, ông Phạm Sanh Châu - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao - nhấn mạnh rằng buôn bán người là một trong những vấn đề nhân quyền bi thảm nhất trong thời đại chúng ta. Nó phá vỡ các gia đình, phá hoại quy tắc của pháp luật, thúc đẩy các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia khác, đe dọa an toàn công cộng và an ninh quốc gia.

Đây là vấn nạn lớn hiện nay tại các quốc gia Đông Nam Á khi mà nhu cầu về nhân lực rẻ mạt ngày càng tăng và lợi nhuận từ buôn bán người ngày càng cao. Đặc biệt là tại các vùng biên giới giữa các nước giáp ranh với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia, vấn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em chưa bao giờ hạ nhiệt. Một nửa của các nạn nhân được phát hiện là phụ nữ trong khi gần 1/3 nạn nhân là trẻ em nhằm phục vụ nhu cầu tình dục (60%), lao động cưỡng bức (32%). Do đó, từ năm 2015, kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo đã thông qua Công ước ASEAN về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP). Ủy ban liên chính phủ về Hợp tác nhân quyền ASEAN (AICHR) trong năm 2016 đã triển khai kế hoạch 2016 - 2020 và lập quan hệ tham vấn với 11 tổ chức xã hội dân sự ASEAN; họp tham vấn cách tiếp cận nhân quyền trong thực hiện Công ước ACTIP và kế hoạch hành động khu vực; trao đổi kinh nghiệm thực tiễn quốc gia và tăng cường điều phối trong triển khai ACTIP.

Riêng về phía Việt Nam, ông Dương Hải Hưng - Phó Vụ trưởng ASEAN, Bộ Ngoại giao - cho biết, Chính phủ Việt Nam nỗ lực phòng, chống mua bán người thể hiện trên 4 lĩnh vực: Xây dựng, hoàn thiện và phổ biến giáo dục pháp luật; Hợp tác quốc tế đa phương, song phương; Điều tra, truy tố và kết án những trường hợp mua bán người; Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

Trong năm 2017, các cơ quan chức năng Việt Nam đã điều tra gần 350 vụ mua bán người, bắt hơn 400 đối tượng, xác minh giải cứu và tiếp nhận trên 500 nạn nhân. 100% các nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ ban đầu, tư vấn tâm lý, khám sức khỏe, trợ giúp pháp lý; nhiều nạn nhân được trợ cấp khó khăn, học nghề, tạo việc làm, ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức tổng kết 10 năm hoạt động của Ngôi nhà bình yên, trong đó đã tiếp nhận, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ dạy nghề cho 345 nạn nhân đến từ 49 tỉnh/thành trên cả nước... Từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018, Ngôi nhà Bình yên đã tiếp nhận 14 phụ nữ, trẻ em và phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi hồi gia cho 35 phụ nữ, trẻ em.

Trong năm 2017, tại Ngôi nhà Bình yên, đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho 14 phụ nữ, trẻ em như khám và điều trị bệnh; hỗ trợ, điều trị và tư vấn tâm lý. Với những trường hợp nạn nhân có vấn đề tâm lý nặng, Ngôi nhà bình yên cũng đã phối hợp kết nối với các đối tác là chuyên gia tâm lý bên ngoài như (Khoa tâm bệnh bệnh viện Nhi TƯ, Bệnh viện tâm thần Mai Hương, Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai….).

Bên cạnh đó, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ các nạn nhân như: chi phí mua vé máy bay, tàu, xe; chi phí ăn ở cho nạn nhân; hỗ trợ về y tế, điều trị tại nước sở tại...

Nhật Thy

Theo Phụ nữ VN

Đại biểu đến từ các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế

 

Với sự hỗ trợ của Australia, Tiến trình hợp tác Mỹ-ASEAN, Thổ Nhĩ Kỳ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, AICHR Việt Nam đã tổ chức hội thảo. Đây là cơ hội để các nước thành viên ASEAN, các nước đối tác của ASEAN bàn bạc để tìm ra những biện pháp hiệu quả trong phòng, chống nạn buôn bán người trong khu vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Các đại biểu còn tập trung vào mảng truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em để giúp họ hiểu rõ những điều nguy hiểm của nạn buôn bán người và cách chủ động phòng tránh.

Tại hội thảo, ông Phạm Sanh Châu - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao - nhấn mạnh rằng buôn bán người là một trong những vấn đề nhân quyền bi thảm nhất trong thời đại chúng ta. Nó phá vỡ các gia đình, phá hoại quy tắc của pháp luật, thúc đẩy các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia khác, đe dọa an toàn công cộng và an ninh quốc gia.

Đây là vấn nạn lớn hiện nay tại các quốc gia Đông Nam Á khi mà nhu cầu về nhân lực rẻ mạt ngày càng tăng và lợi nhuận từ buôn bán người ngày càng cao. Đặc biệt là tại các vùng biên giới giữa các nước giáp ranh với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia, vấn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em chưa bao giờ hạ nhiệt. Một nửa của các nạn nhân được phát hiện là phụ nữ trong khi gần 1/3 nạn nhân là trẻ em nhằm phục vụ nhu cầu tình dục (60%), lao động cưỡng bức (32%). Do đó, từ năm 2015, kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo đã thông qua Công ước ASEAN về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP). Ủy ban liên chính phủ về Hợp tác nhân quyền ASEAN (AICHR) trong năm 2016 đã triển khai kế hoạch 2016 - 2020 và lập quan hệ tham vấn với 11 tổ chức xã hội dân sự ASEAN; họp tham vấn cách tiếp cận nhân quyền trong thực hiện Công ước ACTIP và kế hoạch hành động khu vực; trao đổi kinh nghiệm thực tiễn quốc gia và tăng cường điều phối trong triển khai ACTIP.

Riêng về phía Việt Nam, ông Dương Hải Hưng - Phó Vụ trưởng ASEAN, Bộ Ngoại giao - cho biết, Chính phủ Việt Nam nỗ lực phòng, chống mua bán người thể hiện trên 4 lĩnh vực: Xây dựng, hoàn thiện và phổ biến giáo dục pháp luật; Hợp tác quốc tế đa phương, song phương; Điều tra, truy tố và kết án những trường hợp mua bán người; Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

Trong năm 2017, các cơ quan chức năng Việt Nam đã điều tra gần 350 vụ mua bán người, bắt hơn 400 đối tượng, xác minh giải cứu và tiếp nhận trên 500 nạn nhân. 100% các nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ ban đầu, tư vấn tâm lý, khám sức khỏe, trợ giúp pháp lý; nhiều nạn nhân được trợ cấp khó khăn, học nghề, tạo việc làm, ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức tổng kết 10 năm hoạt động của Ngôi nhà bình yên, trong đó đã tiếp nhận, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ dạy nghề cho 345 nạn nhân đến từ 49 tỉnh/thành trên cả nước... Từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018, Ngôi nhà Bình yên đã tiếp nhận 14 phụ nữ, trẻ em và phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi hồi gia cho 35 phụ nữ, trẻ em.

Trong năm 2017, tại Ngôi nhà Bình yên, đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho 14 phụ nữ, trẻ em như khám và điều trị bệnh; hỗ trợ, điều trị và tư vấn tâm lý. Với những trường hợp nạn nhân có vấn đề tâm lý nặng, Ngôi nhà bình yên cũng đã phối hợp kết nối với các đối tác là chuyên gia tâm lý bên ngoài như (Khoa tâm bệnh bệnh viện Nhi TƯ, Bệnh viện tâm thần Mai Hương, Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai….).

Bên cạnh đó, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ các nạn nhân như: chi phí mua vé máy bay, tàu, xe; chi phí ăn ở cho nạn nhân; hỗ trợ về y tế, điều trị tại nước sở tại...

Nhật Thy

Theo Phụ nữ VN