Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, có cho phép người đang trong tình trạng hôn nhân được công nhận chuyển đổi giới tính hay không? Bên cạnh đó, nếu cho phép người đang kết hôn được công nhận giới tính mới thì sẽ giải quyết như thế nào đối với các quan hệ phát sinh sau khi công nhận: Quan hệ vợ chồng, cha mẹ con, tài sản,…..và với Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành.
Trên thế giới, hiện nay nhiều quốc gia có quy định khác nhau về điều kiện hôn nhân của một người có mong muốn chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính. Một số quốc gia yêu cầu người có mong muốn chuyển đổi giới tính phải đang trong tình trạng độc thân hoặc đã ly hôn: Đức, Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Séc, Hàn Quốc… thì mới công nhận chuyển đổi giới tính. Một số quốc gia không yêu cầu người có mong muốn chuyển đổi giới tính phải đang trong tình trạng độc thân hoặc đã ly hôn: Bỉ, Hà Lan, Ý (cho phép hôn nhân đồng giới), Anh và xứ Wales, Tây Ban Nha…
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn internet |
Theo Bộ Y tế, việc cho phép người muốn chuyển đổi giới tính đang trong tình trạng hôn nhân được phép thực hiện can thiệp y học về chuyển đổi giới tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ xã hội liên quan.
Về quan hệ vợ, chồng, khi một bên vợ hoặc chồng thực hiện chuyển đổi giới tính sẽ xuất hiện hôn nhân đồng giới, do đó sẽ vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Về quan hệ cha, mẹ, con, nếu bố hoặc mẹ thực hiện chuyển đổi giới tính, như vậy, trong gia đình sẽ tồn tại hai người bố hoặc hai người mẹ, phá vỡ đi quan hệ cha, mẹ, con trong gia đình đã được xã hội, pháp luật ghi nhận.
Chính vì vậy, việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính không chỉ là quyền nhân thân gắn với cá nhân người muốn chuyển đổi giới tính mà còn ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến những người muốn chuyển đổi giới tính như quan hệ vợ, chồng, quan hệ cha, mẹ, con mà đã được người muốn chuyển đổi giới tính xác lập trước đó.
Chính vì vậy, giải pháp "là người độc thân mới được chuyển giới" sẽ bảo đảm việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính của người muốn chuyển đổi giới tính không làm ảnh hưởng, xáo trộn đến các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến họ như quan hệ vợ, chồng, quan hệ cha, mẹ, con và tránh làm xung đột pháp luật với các văn bản trước đó.
▪ Thuốc Propecia và Proscar có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới (24/10/2017)
▪ Thái Nguyên: Tăng cường phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn ma túy (20/10/2017)
▪ Triển khai Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 (11/10/2017)
▪ Đánh giá điều trị lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân HIV/AIDS (09/10/2017)
▪ Nạn buôn bán người còn tiềm ẩn nhiều phức tạp (02/10/2017)
▪ Việt Nam tích cực tham gia Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người (30/09/2017)
▪ Cảnh sát Mỹ và ‘bài toán hóc búa’ về LGBTI (29/09/2017)
▪ 9 tháng đầu năm, công tác cai nghiện có nhiều chuyển biến (26/09/2017)
▪ Khuyến khích thành lập cơ sở trợ giúp xã hội (22/09/2017)
▪ Cuộc tìm kiếm những cô dâu Việt bị bắt cóc sang Trung Quốc (20/09/2017)