![]() |
Đôi vợ chồng Richard - Sharon giữa rừng Nam Cát Tiên |
Đủ chưa? Mời bạn vào tour đi xem chim trong rừng sâu.
Sáng tinh mơ, hai vợ chồng Richard, Sharon Fenner đến từ New Zealand cùng Đông và Vinh - hai cựu sinh viên khoa sinh học Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - khởi hành với chai nước, ống nhòm, rón rén đi về phía tiếng ục... ục... của con chim bìm bịp.
Bước chân Richard bất ngờ dừng lại, con bìm bịp ơ thờ đậu ngay trên con đường mòn nhỏ. Nó có bộ lông đen, hơi ốm và vô tư không biết có người đang say sưa ngắm nhìn mình từ cách đó hơn 20m.
Trong vai trò hướng dẫn viên du lịch, Đông rành rọt giải thích: “Bìm bịp có tên khoa học là Centropus sinensis, tên tiếng Anh là greater coucal, thường kiếm ăn ở thảm cây bụi, lau lách, cỏ rậm, vùng đầm lầy, khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều sinh cảnh khác nhau. Chúng kêu ục ục kéo dài nên rất dễ bị nhận diện”.
* Địa chỉ tổ chức tour đi xem chim: Công ty Hoang Dã (Wild Co. Ltd), 47 (số cũ 11/2B) đường số 1, P.Tân Kiểng, Q.7, TP.HCM. ĐT: 0903740588. E-mail: [email protected] |
Sự phấn khích hiện lên khuôn mặt đầm đìa mồ hôi của Richard. Sau ngày đầu tiên, Richard vui mừng tổng kết: “Hôm nay tôi biết thêm năm loài chim mới, chưa từng nhìn thấy ở New Zealand hay bất kỳ nơi nào đã đi qua”.
90% dân mê xem chim là những người yêu thiên nhiên, tôn trọng giá trị của môi trường. Với sinh viên hay các nhà nghiên cứu VN, đồ nghề để đi xem chim không rẻ: chưa nói ống ngắm từ xa (telescope) chuyên dụng, độ zoom 20-30X (giá khoảng 17.000 USD), một ống nhòm cá nhân giá trên dưới 1.000 USD đúng là cả một gia tài.
Gian khổ hơn là phải nằm vùng, ghi âm tiếng kêu của chim mái để... sau này phát làm chim trống... mắc lừa hoặc ngược lại (tùy tập tính của từng loài). Tuấn Anh, sinh viên năm cuối ngành sinh học, chân thành: “Đam mê nào mà chẳng phải hi sinh”.
“Tôi muốn đi khắp các cánh rừng trên thế giới, nhìn thấy các loài chim giữa thiên nhiên và nói với mọi người: hãy giữ rừng, cho loài chim một nơi trú ngụ” - ông Sudo, 58 tuổi, cho biết như vậy.
Vị khách người Nhật Bản này cũng nói thêm: “Khi cảm thấy thiên nhiên quí giá đến mức nào thì các cánh rừng ở các nước phát triển đã nghèo nàn xơ xác. VN đừng để như vậy”.
Chị Kusukubo Noriko đôi mắt tròn to khi nói về niềm đam mê và tình yêu thương đối với các sinh vật của bầu trời: “Đó là những sinh vật bé nhỏ đáng yêu. Nhìn chúng đậu thinh lặng trên cành tre, tôi tự hỏi con người đang làm gì để gìn giữ cho chúng một mái nhà yên ấm”.
Theo Tuổi Trẻ
▪ Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam 2005 (22/11/2005)
▪ Khánh Trình vẫn mơ làm thày giáo (19/11/2005)
▪ Những người lưu giữ lịch sử (18/11/2005)
▪ Ẩm thực châu Âu lần đầu tiên có mặt tại VN (18/11/2005)
▪ Người mẫu Roman Gerardo (15/11/2005)
▪ Kỷ lục Việt Nam sẽ lên sóng HTV (15/11/2005)
▪ Hà Khẩu... tour du ký (13/11/2005)
▪ Kim Khánh đã tìm thấy người trong mộng (11/11/2005)
▪ 'Chân dài' đo đất (09/11/2005)
▪ Những bộ phim "thua" trên sân nhà (07/11/2005)