2005 - Năm liên miên đối phó thiên tai, dịch bệnh
Các Website khác - 27/12/2005

(VietNamNet) - Năm 2005 chứng kiến sự quyết liệt trong hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh được coi là nặng nề nhất nhiều năm qua.

Suốt năm, thiên tai, dịch bệnh xảy ra dồn dập, với cường độ mạnh bất ngờ. Đợt hạn hán 5 tháng đầu năm (
tập trung chủ yếu ở Phú Yên, Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên) khiến các hồ chứa cạn 1/2 nước; nguồn nước ngầm cũng suy kiệt 1,4 triệu người thiếu nước sinh hoạt; sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại đến 2.000 tỷ đồng.

Soạn: AM 569689 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Phóng viên VietNamNet tác nghiệp dưới chân sóng Đồ Sơn trong trận bão số 7.


Ngay từ những ngày đầu chống hạn,
Chính phủ đã chỉ đạo: Không để hộ dân nào thiếu đói, đồng thời trích ngân sách hơn 31 tỷ đồng hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khắc phục hậu quả.

Với các cơn bão, việc "đón đầu" khắc phục thiệt hại càng được chú trọng. Cuối tháng 9,
bão số 7 với gió giật trên cấp 11 đổ bộ vào miền Bắc và Bắc Trung bộ, làm 2 người chết, 10 người bị thương; thiệt hại về vật chất lên đến gần 400 trăm tỷ đồng.

Thương vong có thể lớn hơn nhiều nếu không có công điện được Thủ tướng Phan Văn Khải ký trước bão, yêu cầu di dân gấp, tránh tuyệt đối thiệt hại về người. Thiệt hại cũng có thể không dừng ở mức ấy, nếu mọi ban ngành, lực lượng không khẩn cấp đưa phương tiện, nhân lực về các địa phương cùng nhân dân ứng phó.

Tuy nhiên, sức người không đủ mạnh để khống chế hoàn toàn thiên tai. Hai ngày sau cơn bão, lũ quét và sạt lở đất bất ngờ xảy ra tại các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Phú Thọ và Nghệ An, cướp đi 61 sinh mạng; 13 người khác bị thương.

Ngay sau cơn bão,
Chính phủ đã xuất 289 tỷ đồng, 3.700 tấn gạo cứu đói cho 14 tỉnh bị thiệt hại đáng kể. Bên cạnh nhiệm vụ hàn khẩn cấp các tuyến đê xung yếu, việc nâng cấp đê điều toàn quốc bắt đầu được tính đến.

Cùng với bão số 7, bão số 8 (vào Việt Nam sau đó 1 tháng, với sức gió mạnh tương đương) cũng là một minh chứng điển hình cho việc chủ động "đón" thiên tai ở Việt Nam. Chỉ 30 người chết và mất tích vì cơn bão dữ, nhờ một công điện hoả tốc của BCH PCLB TW yêu cầu không để dân ngủ lại nơi nguy hiểm và nỗ lực di dời dân khỏi các khu vực này của nhiều ban ngành.

Đặc biệt, trong
dịch cúm gia cầm (tái phát từ 1/10, vào cao điểm, hoành hành 17 tỉnh thành), nhờ chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo cao nhất nước và nỗ lực chống dịch của toàn dân, nay chỉ còn 10 tỉnh còn dịch; 3,74 triệu con gia cầm bị tiêu huỷ và mới chỉ mất 1 mạng người. Đến thời điểm này, việc thử nghiệm sản xuất vaccine cúm A/H5N1 trên người, khống chế khẩn cấp các ổ dịch, tiêu huỷ gia cầm bệnh, tiêm vaccine mũi 2 cho đàn gia cầm cả nướcthúc đẩy tiêu thụ gia cầm vẫn đang được tích cực thực hiện.

Sau các đợt
dư chấn mạnh đến 4,3 độ Richter xảy ra trên diện rộng (10 tỉnh Nam Bộ) hồi tháng 11 khiến người dân hoảng loạn, 1 người chết, các biện pháp giảm thiểu thiệt hại lập tức được các nhà khoa học và chính quyền các địa phương đưa ra bàn bạc, như lập hướng dẫn thao tác trước, trong và sau khi xảy ra động đất, dự báo động đất...