|
Ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM cho rằng, báo chí nên tiếp tục huy động, tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ cho những nơi bị thiên tai như trước nay, chỉ thông báo cho MTTQ cụ thể là được.
Chiều 11/8, Ủy ban MTTQ Việt
Bên lề hội nghị, VietNamNet đã trao đổi với ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP. HCM xung quanh việc các cơ quan thông tin đại chúng đứng ra huy động sức đóng góp của nhân dân cứu trợ đồng bào gặp thiên tai.
Theo ông Lê Hiếu Đằng, theo Nghị định của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai và Thông tư 72 của Bộ Tài chính, UB MTTQ Việt Nam TP.HCM đã thành lập Ban cứu trợ để quy về một mối mọi nguồn tiền, hàng cứu trợ.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các nguồn phải nộp về MTTQ. "Báo chí không nhất thiết phải gửi tiền về cho MTTQ cùng cấp mà cứ giữ tiền, nhưng phải có tổng hợp báo cho MTTQ biết số tiền đã nhận và dự kiến sẽ phân phối cứu trợ đến đâu để MTTQ có ý kiến", ông Đằng nói.
- Nhưng Thông tư 72 của Bộ Tài chính quy định cấm báo chí tổ chức phân phối tiền, hàng đã tiếp nhận mà phải giao nộp các khoản đóng góp cho Ban cứu trợ cùng cấp, thưa ông, vậy báo chí có bị cản trở khi làm công tác xã hội?
Điều này đâu có gì cản trở. Báo chí không được đi cứu trợ trực tiếp nhưng muốn đi thì cứ báo cho Ban cứu trợ cùng cấp và ban này sẽ ủy nhiệm cho đơn vị báo đài đi cứu trợ. Việc này là nhằm để điều phối sao cho hợp lý, hiệu quả và nhanh nhất để tiền, hàng cứu trợ đến với đồng bào đang gặp thiên tai.
- Nhưng tâm lý của người dân vẫn muốn đóng góp thông qua báo chí vì họ cho rằng đóng góp của họ sẽ nhanh chóng được chuyển đến tận tay những người đang gặp hoạn nạn?
-Gần như là không có gì cản trở các cơ quan báo chí tiếp nhận tiền cứu trợ cả. Từ trước đến nay, làm như thế nào thì tiếp tục làm như vậy, chỉ có điều mới là phải báo về một đầu mối là Ban cứu trợ cùng cấp để tổng hợp số tiền, hàng; khả năng đóng góp của nhân dân rồi tổ chức, phối hợp sao cho việc cứu trợ, phân phối tiền hàng cứu trợ được tốt hơn.
Điều này không hạn chế, không làm cho tiến độ cứu trợ bị chậm đi. Ví dụ như Báo Tuổi Trẻ thông báo là đã nhận được 2 - 3 tỉ đồng, cần đi cứu trợ gấp, chúng tôi sẽ nghiên cứu và đề nghị nên đi đến những nơi nào là đi thôi. Quan trọng là cách xử lý của thường trực Ban cứu trợ sao cho nhạy bén, linh hoạt.
- Nếu báo chí không được tổ chức phân phối tiền, hàng cứu trợ đã nhận mà nộp hết về cho Ban cứu trợ cùng cấp thì liệu cơ quan này có đảm đương nổi?
-(cười) Nói chung là sẽ đảm đương được. Ngoài MTTQ, còn các đoàn thể thành viên khác, do vậy, đây sẽ là lực lượng hùng hậu để thực hiện công tác cứu trợ một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, báo chí cứ nên làm như trước nay, chỉ thông báo cho MTTQ là được. Thực ra tụi tui đâu có thể nào ôm xuể được mà còn những công việc khác nữa. Vai trò chính của MTTQ là giám sát chứ đâu chỉ có lo chuyện này. Nếu cái này mà giao cho Hội Chữ thập đỏ hay ai đó thì tốt hơn.
Báo chí tham gia để đỡ gánh nặng cho Chính phủ Bà Thanh Thủy, Trưởng Ban Công tác xã hội, Phó GĐ Quỹ Tấm lòng vàng Lao động: Quỹ TLV Lao Động thành lập đã 11 năm, do Tổng Liên đoàn LĐVN quản lý. Cán bộ, phóng viên Báo Lao động chỉ là những người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Về cách tổ chức, tất cả tiền, hàng hóa quyên góp được, chúng tôi tổ chức phân phối theo hệ thống của LĐLĐ các địa phương và các công đoàn ngành TƯ. Chúng tôi giao quyền cho các LĐLĐ làm chủ đầu tư xây dựng công trình phúc lợi ở địa phương. Địa phương thành lập ban QLDA để triển khai, nguồn vốn từ Quỹ TLV hỗ trợ phải do LĐLĐ địa phương quản lý. Chẳng hạn, khi quyết định hỗ trợ hơn nửa tỷ đồng xây dựng trường THCS Nghĩa An, chúng tôi dứt khoát là nếu ông chủ tịch xã làm chủ đầu tư thì sẽ không chuyển tiền. Trưởng ban xây dựng phải là lãnh đạo LĐLĐtỉnh Quảng Ngãi. PV báo Lao động tại miền Trung thay mặt Quỹ giữ vai trò đôn đốc, giám sát chất lượng công trình. Chúng tôi cứu trợ nhanh vì kết hợp cả hệ thống công đoàn từ trung ương đến công đoàn xã, tổ công đoàn, hoạt động lại rất linh động nên doanh nghiệp và người dân tham gia rất đông, không để làm rơi vãi, mất mát lòng tin. Mỗi tờ báo có một cách đến với người dân khác nhau. Trong đợt bão số 5 năm ngoái, chúng tôi đã huy động được gần 4 tỷ đồng. Ông Công Thắng, Trưởng Ban Bạn đọc, Báo Thanh Niên: Báo chí là một kênh huy động các nguồn cứu trợ. Vấn đề chủ yếu là đồng bào đang bị tai nạn, phải có cách làm thực tiễn, cứu người như cứu hỏa, Chính phủ phải làm cách nào đó đạt mục tiêu nhanh và kịp thời nhất. Thứ hai, làm thế nào để tiền đến đúng tay đối tượng. Thứ ba, đây là công tác xã hội, nên càng huy động được nhiều nguồn lực càng tốt, để đỡ gánh nặng cho Chính phủ. |
Theo VNN
▪ "Quỹ 1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo VN” đến với trẻ mồ côi tại Hà Nội (14/08/2008)
▪ Sứ giả môi trường (09/08/2008)
▪ Ra mắt kênh truyền hình chuyên sâu về Sức khỏe và Cuộc sống (08/08/2008)
▪ "VN đã tạo dấu ấn tại Hội đồng Bảo an" (06/08/2008)
▪ Giá lương thực tăng cao: Góc nhìn từ sex và AIDS (05/08/2008)
▪ Hà Nội công bố nhân sự các cơ quan, ban ngành (04/08/2008)
▪ Mưa lớn, Sài Gòn ngập nặng (02/08/2008)
▪ Mỗi ngày có khoảng 100 người nhiễm HIV (02/08/2008)
▪ Cán bộ tuyên giáo phải là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng (02/08/2008)
▪ Sẽ không thấy nhật thực ở Việt Nam (01/08/2008)