![]() |
Ảnh: Nhật Thy |
Sự kiện do Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm CSAGA phối với thực hiện với sự tham gia của Đại sứ các nước, các ca sỹ Nhật Thủy, nhóm Oplus, Dương Hoàng Yến, Đinh Mạnh Ninh, nhóm nhảy Camelia cùng hàng trăm bạn trẻ.
“Hát vì Thành phố An toàn” nhằm kêu gọi cộng đồng và chính quyền chung tay xây dựng thành phố của mình, để đó trở thành nơi mà mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, được tự do đi lại, làm việc và sinh sống, tự do tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công minh bạch, hiệu quả, có chất lượng.
Sự kiện cũng nằm trong chuỗi chiến dịch “Thành phố An toàn” do Cơ quan Viện trợ Ai-len và ActionAid đồng tài trợ và thực hiện trong năm 2014 – 2016 tại 5 thành phố lớn ở Việt Nam bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí, Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh. Dự kiến cho đến hết năm 2017 sẽ có ít nhất 10.000 người tham gia các hoạt động của Chương trình tại năm thành phố và sẽ có ít nhất một thành phố tại Việt Nam được người dân công nhận là Thành phố An toàn.
Theo một nghiên cứu của ActionAid, khi xảy ra các hành vi quấy rối và bạo lực nơi công cộng, có tới 47,1% phụ nữ giữ im lặng thay vì trình báo với công an hay cảnh báo cho những người khác. Phụ nữ cũng thường bị đổ lỗi cho việc họ bị quấy rối và bạo lực nơi công cộng.
“Để giải quyết vấn đề này, cần có sự quan tâm nhiều hơn của chính quyền để tạo không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, cần sự thay đổi trong nhận thức và hành động của mỗi chúng ta. Chúng tôi mong muốn các bạn cùng ActionAid Việt Nam, các đối tác, và hơn 150 thành phố tại 20 quốc gia trên thế giới tham gia chiến dịch “Thành phố An toàn”, cùng nhau xây dựng những thành phố chúng ta đang sống an toàn hơn với phụ nữ và trẻ em gái để người dân luôn tự hào vì thành phố của mình” – bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại Diện tổ chức ActionAid Việt Nam chia sẻ.
8 tiêu chí của Thành phố An toàn: (1) Công dân thành phố, du khách tự do di chuyển mà không lo bị hành hung và được an toàn dù ban ngày hay ban đêm ; (2) Công dân thành phố và du khách tự do lựa chọn cách ăn mặc mà không lo bị quấy rối; (3) Trẻ em thành phố tự do đến trường không bị kỳ thị trêu đùa xa lánh hay bạo lực; (4) Công dân thành phố tự do làm việc trong môi trường an toàn với nhận thức đầy đủ quyền của bản thân; (5) Công dân thành phố tiếp cận và sử dụng dịch vụ công bình đẳng chất lượng và có trách nhiệm giải trình; (6) Công dân thành phố và du khách tự do tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh; (7) Công dân thành phố được khuyến khích và tích cực tham gia lập và thực hiện các hành động để xây dựng thành phố mình trở thành xanh – sạch – đẹp; (8) Công dân thành phố tự hào về thành phố của mình. |
▪ Đau lòng trẻ bị lạm dụng tình dục trong chính gia đình (05/12/2016)
▪ Những mô hình điểm ở huyện miền núi 'sạch về ma túy' (05/12/2016)
▪ Vì giữ hình ảnh, nhiều phụ nữ không nhận mình bị bạo lực (30/11/2016)
▪ Học viên cai nghiện chuyển giới được bố trí phòng riêng (25/11/2016)
▪ Kinh nghiệm quản lý cai nghiện nhìn từ Bình Dương (22/11/2016)
▪ Nỗi buồn của 'trai bao' đi kiếm tiền trang trải học phí (19/11/2016)
▪ Cà Mau: Mỗi tháng phát hiện có gần 15 người bị nhiễm HIV (14/11/2016)
▪ 'Cần giáo dục học sinh tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình' (02/11/2016)
▪ Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (27/08/2016)
▪ Pha Luông không còn là “thánh địa ma túy” (25/08/2016)