SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN Cuối năm chuyện điện, chuyện dầu Đình Chúc Hôm qua (28.11), một sự kiện được ghi nhận như "quả đấm thép" của nền kinh tế VN đã chính thức khai cuộc: Khởi công Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Và đúng 3 ngày nữa (2.12), đại công trình thế kỷ: Nhà máy thuỷ điện Sơn La cũng sẽ chính thức được ngăn dòng. Xét về tiền bạc, cả hai công trình này đều tiêu tốn của ngân khố quốc gia hàng tỉ đôla. Nhưng vượt lên tiền bạc là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám hướng tới tương lai của một dân tộc còn nghèo khó. Không ai có thể ngờ rằng, một đất nước chỉ cách đây non hai chục năm cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ ấm mà nay đã dám tự mình xây dựng cả một nhà máy lọc dầu cỡ 6-7 triệu tấn sản phẩm/năm- một công trình dường như chỉ mới xuất hiện trên bản đồ những nước giàu có hoặc ở những rốn dầu thế giới. Còn thuỷ điện Sơn La - với công suất lên tới 2.400MW đã trở thành nhà máy thuỷ điện lớn nhất không chỉ của VN mà còn cả Đông Nam AÁ. Không chỉ cung cấp cho lưới điện quốc gia 10,2 tỉ kWh mỗi năm, khi công trình thế kỷ này hoàn thành, sẽ có một ý nghĩa trị thuỷ hết sức to lớn: Điều tiết nước cho hơn 20 triệu dân vùng Đồng bằng sông Hồng, và bao trùm hơn là thay đổi diện mạo kinh tế xã hội cho cả vùng Tây Bắc rộng lớn... Song đó mới chỉ là nói đến những gì có thể đo đếm được từ hai công trình tầm vóc thế kỷ này. Nhiều nhà kinh tế nước ngoài - sau khi chứng kiến sự ra đời hàng loạt công trình trọng điểm của VN - đã phải thừa nhận: VN đã thực sự thoát khỏi tình trạng "bóc ngắn cắn dài" và đang nhìn về một tương lai rất xa cho con, cho cháu họ. Đáng quý hơn, tham vọng này được xây đắp bằng chính nội lực, chứ không chỉ nhờ vào viện trợ nước ngoài. Cách đây hơn hai chục năm, để xây dựng một cây cầu, chúng ta cũng phải nhờ viện trợ, phương tiện, thiết kế, thậm chí là cả nhân lực của nước ngoài. Còn nay - với thuỷ điện Sơn La- hầu như từ khâu thiết kế, giám sát đến thi công, vận hành, thậm chí cả một phần thiết bị... đều do bàn tay và khối óc của con người VN tạo dựng. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, tờ báo kinh tế có uy tín trên thế giới "Economist" đã đánh giá nền kinh tế VN đang thay đổi đáng kinh ngạc, trong đó ghi nhận Chính phủ VN đang chú tâm vào kiểm soát và xây dựng những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia như dầu khí, năng lượng, đóng tàu... Và mặc dù còn đang phải căng sức chống đỡ với đại dịch cúm gia cầm, thì với việc khởi động hai công trình năng lượng lớn nhất nước nói trên, chứng tỏ nền kinh tế VN đang hướng tới tương lai nhiều hơn là toan tính cho hiện tại. |
▪ Mô hình nào cho quản lý thuốc và thực phẩm? (28/11/2005)
▪ "Nửa vời" dễ sinh "dơi, chuột" (28/11/2005)
▪ Chín lần thay đổi quyết định vẫn chưa thi hành án (28/11/2005)
▪ F.Elgels với K.Marx và chủ nghĩa Marxism (28/11/2005)
▪ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện (28/11/2005)
▪ Ia-đrăng - một trận đánh làm thay đổi chiều hướng chiến tranh (28/11/2005)
▪ Bộ trưởng hãy tự giám sát (28/11/2005)
▪ Các cô dâu Việt không hề có hợp đồng với công ty môi giới (28/11/2005)
▪ Khảo sát mức độ tiếp cận công trình của người khuyết tật (28/11/2005)
▪ TP HCM sẽ không thiếu tem vé tháng xe buýt (28/11/2005)