Nếu quá trình truyền máu không an toàn, người bệnh có thể bị lây các bệnh nhiễm trùng đường máu, gặp các phản ứng miễn dịch khi truyền nhầm nhóm máu và có thể tạo nên các miễn dịch dị ứng. Hoạt động thu gom máu đang được triển khai theo hướng tập trung hóa và hiện đại hóa. Tuy nhiên, người bệnh vẫn đang phải đối mặt với không ít nguy cơ.
“Quen” sử dụng máu toàn phần
Theo Ths.Bs Ngô Mạnh Quân, Phụ trách Khoa vận động và tổ chức hiến máu, Viện Huyết học truyền máu TƯ, mỗi người bệnh cần những thành phần trong máu khác nhau (người cần hồng cầu, người chỉ cần yếu tố đông máu...). Để đảm bảo an toàn truyền máu, phải thực hiện tách các thành phần từ máu toàn phần. Quá trình này cũng loại bỏ những yếu tố không cần thiết, ví như vi rút HIV chỉ sống trong bạch cầu, việc lấy máu từng phần sẽ loại bỏ bạch cầu đi, giảm nguy cơ nhiễm HIV cho người bệnh.
Trên thực tế, công tác đảm bảo an toàn truyền máu vẫn đang bị đe dọa do các trung tâm truyền máu chưa hoạt động hết công suất, các BV vẫn tự tổ chức thu gom máu trong điều kiện cơ sở vật chất chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu cán bộ được đào tạo chuyên khoa, việc chỉ định, sử dụng máu toàn phần còn chiếm tỷ lệ cao...
BS Nguyễn Ngọc Huỳnh, PGĐ Trung tâm Truyền máu khu vực Cần Thơ phản ánh: Hiện nay, dù trung tâm đã tiến hành sản xuất 100% máu thu gom được nhưng các BS vẫn chỉ định máu toàn phần, dẫn đến việc các BV tự tổ chức thu gom để tiếp tục đáp ứng chỉ định cho các BS. Một nguyên nhân khác là do khoảng cách từ các tỉnh đến Cần Thơ quá xa nên chi phí vận chuyển cao, do đó các tỉnh vẫn tự thu gom máu mà không nhận máu từ trung tâm. “Cần yêu cầu các BV cam kết chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố trong quá trình tự thu gom và truyền máu”, BS Huỳnh bức xúc.
Một đại diện Trung tâm Huyết học - Truyền máu (BV Đa khoa tỉnh Thái Nguyên) cũng cho biết: Nhu cầu sử dụng máu của các BV trên địa bàn tỉnh là rất lớn nhưng hiện tại BV chỉ đáp ứng đủ 30% nhu cầu trong khi nhiều bệnh nhân các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn... chuyển về BV trong tình trạng rất nặng (xuất huyết tiêu hóa, chấn thương do tai nạn...), cần một lượng máu lớn để qua cơn nguy kịch. Nhiều lúc BV phải huy động gấp SV trường ĐH Y khoa đang trực và người thân hiến máu cứu người bệnh. An toàn về đơn vị máu do vậy chưa thể đảm bảo 100%.
Chậm “tiến độ”
Bắt đầu triển khai dự án từ năm 2002, theo kế hoạch đến cuối năm 2010 dự án xây dựng 4 trung tâm truyền máu khu vực (Hà Nội, Huế, Cần Thơ, TPHCM) sẽ hoàn thành với rất nhiều hạng mục: Xây dựng, vận động hiến máu, hoạt động của ngân hàng máu, chương trình phát triển nhân lực... Nhưng đến nay chỉ có trung tâm Hà Nội và Chợ Rẫy là đã xây dựng xong đi vào hoạt động. Riêng trung tâm Cần Thơ và Huế, phải tới cuối tháng 10/2009 mới dự kiến hoàn tất phần xây dựng. Công tác thu gom máu do đó ít nhiều bị ảnh hưởng.
Năm 2008, các trung tâm truyền máu khu vực đã thu gom được hơn 300.000 đơn vị máu, chiếm 58,3% của cả nước. Đây là tỷ lệ thấp so với đầu tư của Nhà nước và mới chiếm được 76,6% số máu thu gom được của các tỉnh thuộc diện bao phủ của dự án. Đơn cử như Trung tâm Truyền máu khu vực Huế, thiết kế của dự án là phải thu gom được 50.000 đơn vị/năm, cung cấp cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng
PGS.TS Nguyễn Duy Thăng, đại diện trung tâm giải thích: Do địa bàn trải dài, đi lại mất nhiều thời gian. Nếu triển khai sang khu vực Nam Trung Bộ (như Quảng Nam) thì đoạn đường từ Huế vào thành phố Tam Kỳ cũng hơn 170km, và nếu tới Kon Tum thì các cán bộ của trung tâm phải vượt qua 583 km, nên không thể thường xuyên tổ chức hiến máu tình nguyện, sau đó sàng lọc và sản xuất được vì phải mất hơn 6-10 giờ để vận chuyển máu thu gom về trung tâm, quá thời gian cho phép để sản xuất các chế phẩm máu.
Trung tâm đang gặp khó khăn về nguồn lực (chỉ có 18 cán bộ kỹ thuật), muốn tuyển thêm người cũng không được vì định biên có hạn và cũng không có người dự tuyển. Về trang thiết bị, dây chuyền lạnh của trung tâm không đáp ứng được nhu càu lưu trữ máu và chế phẩm (hiện tại chỉ lưu trữ được khoảng 944 đơn vị máu và chế phẩm). Tại các tỉnh, thành trong diện bao phủ của dự án, chủ yếu là tủ lạnh thường, công suất thấp, chưa được trang bị tủ âm sâu để bảo quản chế phẩm. Do đó, rất bị động trong kế hoạch đi thu gom máu.
“Tại Trung tâm Truyền máu khu vực Cần Thơ cũng đang thiếu cán bộ trầm trọng, hiện tại cả trung tâm chỉ có 28 cán bộ. Việc tuyển thêm nhân lực rất khó khăn do UBND không “duyệt”. Mặt khác, do thu nhập thấp nên sinh viên sau khi tốt nghiệp không mặn mà về làm việc tại các trung tâm”, BS Nguyễn Ngọc Huỳnh, PGĐ Trung tâm cho biết.
Bên cạnh đó, do phương tiện vận chuyển máu chưa đáp ứng được nhu cầu nên trung tâm cũng không triển khai được việc cung cấp máu đến tận nơi cho các tỉnh nhằm đảm bảo chất lượng máu và chế phẩm máu. Tại các tỉnh, ban vận động hiến máu nhân đạo chưa có kế hoạch vận động máu cho cả năm mà chỉ tập trung cho một số tháng nhất định dẫn đến việc thừa hoặc thiếu máu cục bộ...
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu TƯ, dự kiến khi các Trung tâm truyền máu khu vực hoàn tất việc xây dựng, lắp đặt trang thiết bị vào cuối năm 2009, hoạt động thu gom và cung cấp nguồn máu an toàn cho các BV thuộc diện bao phủ của dự án sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Điều đáng lo ngại đang nằm ở các tỉnh ngoài diện bao phủ của dự án, là những nơi vẫn chưa được đầu tư để thực hiện tập trung và hiện đại hóa.
“Chúng tôi đã kiểm tra, có bằng chứng về những nguy cơ không đảm bảo an toàn trong sàng lọc, sản xuất và sử dụng máu. Nếu không sớm khắc phục tình trạng này thì sớm muộn sẽ xảy ra sự cố đáng tiếc. Máu là một mặt hàng đặc biệt, cần phải được sản xuất tại các “nhà máy” đặc biệt. Nếu các BV cứ tự cung tự cấp thì không ai quản lý được chất lượng mặt hàng đặc biệt này”, PGS.TS Nguyễn Anh Trí khẳng định.
Trang cơ sở dữ liệu sống về máu Trang cơ sở dữ liệu và diễn đàn về hiến máu tình nguyện tại địa chỉ http://bancomaukhong.cyworld.vn do Mạng xã hội thế hệ trẻ Việt Nam Cyworld.vn, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp xây dựng. Bancomaukhong.cyworld.cn được xây dựng như một ngân hàng máu sống đầu tiên tại Việt |
▪ Cưỡng chế di dân khỏi khu nhà nguy hiểm (18/02/2009)
▪ Nhà lầu, xe máy vẫn nhận tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết (18/02/2009)
▪ Hà Nội:Báo động nạn móc túi ở điểm chờ xe buýt (18/02/2009)
▪ Bảo hiểm y tế tự nguyện: Giao bệnh viện quản lý? (18/02/2009)
▪ Việt Nam tạo được nhân sâm quý hiếm (18/02/2009)
▪ Dung quất - dòng dầu đã chảy : Sóng gió trên nghị trường (18/02/2009)
▪ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm UAE tiếp cận cửa ngõ Trung Đông (18/02/2009)
▪ Nhiều người nghèo chưa nhận được tiền hỗ trợ Tết (18/02/2009)
▪ Giá điện sinh hoạt tăng khoảng 13% (18/02/2009)
▪ Mong manh tường đất (18/02/2009)