(VietNamNet) - Hệ thống các công trình thủy lợi (CTTL) của Việt Nam hiện mới phát huy được khoảng 55-65% so với năng lực thiết kế; nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng nhưng lại có công trình xây xong rồi đắp chiếu hoặc sử dụng sai mục đích, gây lãng phí.
![]() |
Hồ chứa nước Phú Hoà (Quảng Bình) rộng 10ha, vốnđầu tư 30 tỷ đồng, xây xong 3 năm nay chỉ để... thả cá. Ảnh: Quang Nam. |
Ông Phạm Xuân Sử, Cục trưởng Cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết, cả nước hiện có 75 hệ thống thủy lợi lớn, gần 1.970 hồ chứa lớn và một lượng tương đương như vậy hồ chứa, đập nhỏ; trên 10.000 trạm bơm và 1.000km kênh trục lớn với tổng giá trị quy ra tiền tới 100.000 tỷ đồng. Song, hầu hết các công trình này chưa được khai thác tối đa hiệu quả.
"Việc triển khai xây dựng, nâng cấp các CTTL quá chậm trễ, có tỉnh chưa thành lập được các ban chỉ đạo về phát triển thủy lợi. Bộ máy nhân sự quá cồng kềnh. Tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, tâm lý giao cho dân sợ dân không làm được vẫn còn tồn tại", Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi Trần Sỹ Vinh nói.
Một trong những nguyên nhân khiến các CTTL hoạt động chưa hết năng suất còn do thiếu kinh phí. Thủy lợi phí hiện là nguồn thu chủ yếu của các DN khai thác CTTL. Hàng năm, cả nước có thu đượ khoảng 500-600 tỷ đồng từ các công trình này, đạt 70-80% kế hoạch. Số tiền này để đầu tư cho công tác quản lý vận hành và duy tu, bảo dưỡng công trình.
Song, chi phí sữa chữa thường xuyên CTTL lại không đảm bảo, chỉ đạt 10-15% tổng chi phí hoạt động tưới tiêu. Chi phí tiền điện khá lớn, chiếm tới 30-50% tổng chi phí. Ngành thủy lợi còn "đứng ngồi không yên" khi giá điện tăng, nhất là theo các phương án tăng tới 20% vào giờ cao điểm.
Theo ông Phạm Xuân Sử, để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp thì ngay cả giờ cao điểm các trạm bơm cũng phải vận hành, do vậy thời gian tới chi phí của ngành thủy lợi lại đội thêm 20%. Gánh nặng này sắp đè lên vai ngành thủy lợi vì chỉ 19% các DN khai thác CTTL có doanh thu đủ bù đắp chi phí, còn lại 81% là thu không đủ bù chi.
Tại Hội nghị Sơ kết một năm thực hiện chương trình hành động đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác CTTL, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Ngọc Thuật yêu cầu, thời gian tới, cần chuyển đổi mạnh hơn các DNNN hoạt động công ích trong lĩnh vực này thành công ty TNHH nhà nước một thành viên, hiện đã thực hiện thành công ở một số tỉnh như Yên Bái, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế...
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Thuật cho rằng các hợp tác xã dich vụ nông nghiệp có dich vụ thủy lợi ở các tỉnh vùng đồng bằng, bắc Khu 4 và Duyên hải miền Trung phải được phát triển hơn nữa. Việc phân cấp khai thác, quản lý CTTL cũng mới tiến hành ở 10 tỉnh, như vậy là quá chậm và cần đẩy nhanh tốc độ.
Hà Yên
▪ Mất việc chỉ vì đôi giày (30/03/2006)
▪ Quảng Ngãi: nhiều vùng nuôi tôm bị ô nhiễm môi trường (30/03/2006)
▪ Vạch trần sự ngụy biện trong một số quan điểm sai trái (30/03/2006)
▪ Cương quyết chống tham nhũng đến cùng (30/03/2006)
▪ Quy hoạch khu đấu giá đất tại xã Ngũ Hiệp và Tứ Hiệp (30/03/2006)
▪ Thủy điện Sơn La: Chỉ có 1/3 số công nhân lao động có việc làm (30/03/2006)
▪ 124 tu nghiệp sinh đi Hàn Quốc (30/03/2006)
▪ Khởi động giai đoạn 2 "Cả nước chung tay cùng Thuỷ điện Sơn La" (30/03/2006)
▪ Bắt quả tang cơ sở in sao đĩa phim đồi trụy (30/03/2006)
▪ Đăng kiểm lỏng lẻo, xe không đạt chuẩn lưu hành tràn lan (30/03/2006)