Vì sao teen không nói thật?
Ảnh minh họa
Tại hội thảo “Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp” do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục VN vừa tổ chức mới đây, nhiều người đã giật mình khi nghe công bố kết quả khảo sát: Có đến 22% học sinh tiểu học nói dối cha mẹ, 50% học sinh bậc THCS, 64% học sinh bậc THPT và 80% sinh viên ĐH sẵn sàng nói dối để qua mặt phụ huynh
TH - một học sinh cấp hai cho rằng nói dối là một chuyện rất bình thường “thật ra có ai muốn nói dối bao giờ, nhưng mà đúng là nói một lần thành quen với lại thấy cũng không hại gì đến ai cả , nhiều khi lại lấy lòng đước người khác nên em thấy chuyện đó cũng bình thường,có phải vấn đề gì to tát đâu …”.
Mặc dù là một học sinh giỏi, luôn nhận được những điểm số khá cao khiến các bạn trong lớp rất nể phục và luôn làm hài lòng bố mẹ. Cũng chính vì áp lực là một học sinh giỏi và luôn phải hoàn thành mục tiêu bố mẹ đăt ra cho nên hôm nào chẳng may nhận điểm kém do chuẩn bị bài không tốt, TH thường đều nói dối bố mẹ là không có bài kiểm tra hay là chưa có điểm nếu được hỏi đến, cùng lắm là bịa ra một điểm số nào đó vì nó cũng không mấy bảnh hương đế kết quả học tập chung.
Chúng ta cũng không lạ khi tuổi teen luôn phải nói dối bố mẹ về chuyện tình cảm. Người có bạn trai/gái rồi mà bố mẹ lại khó tính thì không bao giờ dám tâm sự với bố mẹ nên trốn học đi chơi với người yêu là điều tất lẽ dĩ ngẫu. Như một bạn gái học cấp 3 tâm sự: “mình cũng không muốn thế đâu, mỗi lần trốn học đi chơi hay nói dối bố mẹ cũng cảm thấy áy náy lắm nhưng để ở bên nhau thì phải như vậy thôi…mình không biết làm cách nào khác, bố mẹ bọn mình khó tính lắm…”.
Nói dốii là một con dao hai lưỡi. Nó có thể mang lại cho ban kết quả tốt trước mắt nếu trong hoàn cảnh “thiên thời địa lợi nhân hòa ”. Nếu không nó thực sự đẩy bạn vào hoàn cảnh khõ xử. H – trong một lần trốn học đi xem bóng đá vì anh chàng đang theo cá độ. Đến đúng giờ tan học thì về nhà, Theo như thói quen cũ vẫn những câu của miệng “hôm nay đi học thế này, thế kia..Thầy giáo dặn thế này…” nhưng không may chiều hôm đấy bạn lớp trưởng lại gọi điện đến nhà báo là chiều nay nghỉ học để H đỡ phải đến lớp. Hậu quả thế nào chắc bạn cũng đoán được...
Đừng biến mình thành Cuội
Nói dối là biện pháp trước mắt dể giải quyết nhu cầu ham chơi cho các bạn. Bạn có thể nói dối một hai lần thậm chí là 5 ,6 lần nhưng có thể nói dối mãi không khi cô giáo phải gọi điện về nhà hỏi han xem tại sao dạo này không thấy đi học, lúc đó bố mẹ thì bàng hoàng vì kết quả học tập sa sút.
Bởi khi đã một lần nói dối bố mẹ trốn học một lần vì vướng mắc một số vấn đề, nhưng chỉ cần sau một buổi trốn học nhưng sau những lần liên miên, để rồi một ngày đến lớp bạn bỗng dưng trở thành một nhận vật xa lạ, bài vở không hiểu, hổng kiến thức rất dễ dẫn đến những lần trốn học tiếp theo vì “có đi học cũng ko hiểu gì”.
Hay với bạn nói dối vì chuyện tình cảm, chắc chắn bố mẹ bạn sẽ rât lo cho con cái khi có bạn mới sẽ xao nhãng chuyện học hành rồi còn rất nhiều vấn đề khác có thể xảy ra khi bạn có người yêu mà bạn chưa đủ kinh nghiệm để vượt qua.
Và đã bao giờ bạn thử ngồi nói chuyện với bố mẹ để thể hiện mình là người lớn, đầy đủ bản lĩnh và trách nhiệm với việc học hành của mình. Chắc chắc bố mẹ sẽ không cấm đoán nếu như điểm số của bạn thật sự ổn và luôn là người con ngoan. Hãy nhớ rằng ,trong bất cứ việc gì ,”một lần bất tín, vạn sự bất tin“, bạn nhé.
Hà Lê
Theo Hòa nhịp tim
▪ Đói rét nguy kịch đe doạ hàng chục ngàn dân (06/12/2008)
▪ 321 sinh viên hiến máu nhân đạo (06/12/2008)
▪ Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3:Tạo thương hiệu quốc gia, xây dựng hình ảnh Việt Nam (06/12/2008)
▪ Chuyện ảnh: Hiến máu bên đường (06/12/2008)
▪ Cận cảnh những chàng trai “xinh gái” (06/12/2008)
▪ Ám ảnh quá mức vì sợ nhiễm HIV (05/12/2008)
▪ Học hay yêu? (05/12/2008)
▪ Nỗi niềm mùa cưới (04/12/2008)
▪ Teen đau đầu vì 'chuyện ấy' dịp Noel (04/12/2008)
▪ Tự thuật của một SV đã 23 lần hiến máu (04/12/2008)