(VietNamNet) - Tường chắn của đường dẫn vào cầu vượt ngã tư Ga (một tiểu dự án thuộc dự án đường Xuyên Á thuộc P Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM) bị nứt ngang, nứt dọc gây lo ngại cho người dân sống trong khu vực. Ông Đỗ Ngọc Dũng- Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận nói: “Chuyện bình thường!”.
>>>Thi công đường chậm đổ tội cho... ông trời!
>>>Cắm bảng xin lỗi dân vì thi công cầu chậm tiến độ
Dùng nước cống trộn vữa?
Hai tháng trở lại đây, người dân P Thạnh Lộc phản ảnh có tình trạng bất thường trong việc trộn vữa xây cầu vượt ngã tư
Anh Lâm nói rằng: khoảng tháng 9/2005, một tảng bê-tông lớn đầu cầu phía QL1, xuống khu An Sương đã từng sập. Tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng khiến dân cư ở đây một phen hoảng vía. Điều đáng nói là những sự việc trên đã được đưa ra họp bàn ở tổ dân phố nhưng chưa thấy cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý thích đáng.
Đường lên cầu vượt ngã tư Ga bụi tung mù mịt. |
Ngày 2/4, lần theo phản ánh của người dân, chúng tôi phát hiện còn rất nhiều nhếch nhác ở công trường thi công cầu vượt ngã tư Ga. Từ QL1 theo nhánh rẽ lên cầu vượt, nhiều hố ga còn làm dở dang không có nắp đậy, gây nguy hiểm cho người đi đường, nhất là vào buổi tối. Trên công trường, chỉ có dăm ba công nhân đang thi công.
Đường gập gềnh khá nhiều ổ gà, ổ voi gây khó khăn cho phương tiện lưu thông đi qua đây. Bác Nguyễn Minh Quyết (P Thạnh Lộc) cho biết, dân ở đây đã chịu đựng mãi vì công trình thi công quá ì ạch. Vào mùa nắng, bụi tung mù mịt. Nhà bác Quyết một ngày phải quét dọn 3 lần nhưng lúc nào, trên tủ kính, nền nhà cũng phủ một lớp bụi dày cộm. Còn trời mưa thì càng cực khổ hơn, đường trơn trượt, lầy lội.
Ở phần đường dẫn lên cầu, dãy phân cách đang xây dở dang nhưng có nhiều đoạn bị xô lệch, nứt dọc. Tại phần bờ tường đường dẫn lên cầu nhiều chỗ bị nứt nẻ, có chỗ còn lòi ra cả thớ gỗ không hiểu được chêm vào để làm gì?. Bằng mắt thường, cũng có thể thấy phần lan can cầu bị vênh nhiều nơi, có chỗ đo được khoảng 5-7cm.
“Lún là chuyện... bình thường!”
Trước những lo ngại của người dân về sự an toàn và chất lượng thi công của cầu vượt ngã tư Ga, ông Đỗ Ngọc Dũng - Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận nói:
Cầu vượt ngã tư Ga do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO 5) thi công; Công ty Tư vấn Thiết kế GTVT phía Nam (TEDI SOUTH) là đơn vị tư vấn thiết kế.
Theo thiết kế của TEDI SOUTH, phần bị lún chỉ là một tấm tường chắn của đường vào cầu nằm trên nền đất thiên nhiên mà không đóng cừ tràm gia cố bên dưới nên khi đổ bêtông chắc chắn sẽ phải lún. “Lún là chuyện bình thường!” - ông Dũng nhấn mạnh. Trả lời câu hỏi “Tại sao không gia cố cọc?”, “Vì quan điểm nằm trên nền đất thấp hơn 1m, nên không cần cọc để tiết kiệm chi phí chứ thực ra thiết kế có cọc thì nó đứng vững hơn” - ông Dũng trả lời.
Theo ý kiến của PGS-TS Đặng Hữu Diệp - Giám đốc Liên hiệp Địa chất công trình xây dựng và môi trường, những hiện tượng trên cho thấy, chất lượng nền đất đắp có vấn đề. Nó cũng tương tự như cầu Văn Thánh 2. Tuy nhiên còn tùy thuộc từng mức độ khác nhau. Có thể là do nền đất đắp bị lún hay do móng cầu bị lún làm khối đất bị dịch chuyển hoặc do quá trình vận hành công trình không hợp lý đều là nguyên nhân làm cho thành cầu bị lệch đi.
“Chủ đầu tư và nhà thầu cũng muốn xong công trình lắm chứ”!
Cũng theo ông Dũng, chưa thể trả lời đích xác về thời điểm tắt lún của đường dẫn lên cầu vượt ngã tư Ga. Tuy vậy, thời gian này được dự đoán không dưới 18 tháng. Lúc ấy mới có thể trải thảm bêtông và tiến hành dặm vá, sửa chữa toàn bộ tuyến đường.
Thế nhưng, hiện nay, dự án này đang gặp một số khó khăn về tài chính vì hiệp định sử dụng vốn giữa chủ đầu tư và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã chấm dứt. Do đó, còn quá nhiều vấn đề tồn tại cần phải giải quyết ở dự án này. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến dự án bị chậm trễ. Ông Dũng bày tỏ: “Chủ đầu tư và đơn vị thi công cũng muốn cho nó xong đi chứ, nhưng không thể nào làm được”.
Những vết lún, nứt ở công trình cầu vượt ngã tư Ga. |
Trước đây, liên quan đến những sai phạm kéo dài tại công trường thi công nút giao thông cầu vượt ngã tư Ga làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, UBND TP.HCM đã từng giao Sở GTCC tổ chức kiểm tra việc khắc phục của chủ đầu tư và các đơn vị thi công liên quan về bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường tại công trình này. Trong đó có nêu rõ: “Nếu tái phạm buộc phải đình chỉ thi công để khắc phục trước khi cho phép tiếp tục”. Thế nhưng, đến nay, tình hình có vẻ chưa mấy khả quan!.
▪ Lời kêu gọi của Hội nghị quốc tế Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Nội (03/04/2006)
▪ Công nhân bức xúc, lãnh đạo thành phố tiếp tục hứa (03/04/2006)
▪ Nam Bộ bắt đầu mưa chuyển mùa: TP.HCM bị ngập nặng (03/04/2006)
▪ Hàng Bạc-Phố nghề kim hoàn của Hà Nội (31/03/2006)
▪ Từ sống đẹp đến sống có ích (03/04/2006)
▪ Trở về từ cõi chết (03/04/2006)
▪ Quy hoạch một đằng, làm một nẻo (03/04/2006)
▪ 5 người chết do sét đánh (03/04/2006)
▪ Du học sinh trở về không phải là sự hy sinh (03/04/2006)
▪ Chuyện kể của các thợ mỏ vừa được hồi sinh (03/04/2006)