![]() |
Một bệnh nhân đang nằm tia xạ. Ảnh: Tiền Phong |
Anh Nguyễn Hữu Thắng, quê ở Hưng Yên, ngồi bên hành lang bệnh viện Ung bướu nhăn mặt lại khi có người nhắc đến chiếc máy Cobalt. Nếu bên Bệnh viện K trung ương bệnh nhân chỉ tia xạ khoảng 3 phút thì ở đây phải mất trên 10 phút.
"Tôi bị u xơ thần kinh ở cuống họng. Chữa trị bằng máy cũ thì không thể hiệu quả bằng máy mới, nhưng đành phải nằm lên cho máy nó “hành”, chẳng biết hiệu quả đến đâu” - anh Thắng nói.
Bệnh nhân Trương Minh Thưởng bị ung thư phổi cũng chép miệng than thở: “Máy tia xạ ở đây có lúc phải nghỉ đến 17-18 ngày để sửa chữa. Bệnh nhân bị “tắc nghẽn” lại, trong khi tế bào ung thư thì phát triển từng ngày".
Nhiều bệnh nhân ung thư khác ở Bệnh viện ung bướu Hà Nội có dịp đều bày tỏ sự thất vọng đối với chiếc máy đang duy trì niềm hy vọng về sự sống cho họ.
Thạc sĩ Trần Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội không hề ngạc nhiên khi đề cập đến tình trạng của “cụ” máy cobalt: “Chúng tôi biết cả, nhưng con nhà nghèo thì phải mặc áo rách thôi. Với các bệnh viện điều trị ung thư thì máy tia xạ được xem như là một... đặc sản. Hiện nay trên cả nước còn khoảng 13 máy tia xạ, mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu thực tế của người bệnh. Về chiếc máy tia xạ của bệnh viên chúng tôi thì quả thật tôi cũng đang mong muốn được thay chiếc máy này hơn ai hết".
Tuy nhiên, kinh phí cả ngành y tế Hà Nội chỉ có 1,2 tỷ đồng để mua thiết bị mới hằng năm, trong khi đó trị giá một chiếc máy tia xạ mới đã là trên 7 tỷ đồng. Ông Khoa cũng thừa nhận, hiện nay Bệnh viện ung bướu Hà Nội phải kéo dài thời gian một lần tia xạ của bệnh nhân lên gấp đôi so với trước đây.
Ông Nguyên Xuân Kử, Trưởng Khoa máy Vật lý phóng xạ bệnh viện K Trung ương, là chuyên gia thường xuyên được mời đến “điều trị” chiếc máy tia xạ ở Bệnh viện Ung bướu Hà Nội mỗi lần chiếc máy này hỏng hóc. Ông nói: Chiếc máy này được thay càng sớm càng tốt vì đó là chiếc máy có chất lượng tồi tệ nhất Việt Nam".
Theo ông Kử, việc bệnh nhân phải nằm trên máy tia xạ với thời gian quá lâu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lý do là với người bệnh, để duy trì việc nằm yên trên máy khoảng thời gian trên dưới 10 phút là rất khó, thời gian bệnh nhân nằm trên máy càng kéo dài thì sai số càng lớn. Theo phản xạ tự nhiên người bệnh sẽ phải cử động dù ít hay nhiều, như vậy tia xạ chỉ cần dịch chuyển khoảng 1cm là thay vì khối u nhận phóng xạ thì chỗ lành trên cơ thể bệnh nhân lại phải nhận phóng xạ.
(Theo Tiền Phong)
▪ Nhiều chương trình đặc sắc vào Noel và Tết Dương lịch (15/12/2005)
▪ Mở tour khảo sát du lịch caravan (16/12/2005)
▪ Sống ở thành phố, quyền lợi ở quê (16/12/2005)
▪ Cha con chủ Công ty Trung Hữu được tạm tha (16/12/2005)
▪ Kiểm tra 12 dự án xây dựng cơ bản (16/12/2005)
▪ Lãnh đạo EVN buông lỏng giám sát vụ điện kế điện tử (16/12/2005)
▪ 'Chúng ta đã chậm chân trong phát triển du lịch' (16/12/2005)
▪ Tiêu thụ gia cầm trong thời gian còn dịch (15/12/2005)
▪ Trên những công trình thủy điện ở Tây Nguyên (15/12/2005)
▪ Việt Nam là tấm gương sáng về thực hiện cam kết cho trẻ em (15/12/2005)