(VietNamNet) - Luật doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua đã ra thời hạn chậm nhất 4 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực (1/7/2006) phải chuyển đổi xong các công ty nhà nước sang hình thức công ty TNHH và cổ phần.
Có đại biểu băn khoăn: ''Chuyển đổi xong sẽ không còn tồn tại DN đang thuộc sở hữu nhà nước?''.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên trấn an : ''Đây là chuyển đổi hình thức quản trị chứ không phải hình thức và tính chất sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty nhà nước vẫn tồn tại, tiếp tục giữ vai trò then chốt trong một số lĩnh vực kinh tế''.
Nhiều đại biểu lo lắng vốn, tài sản nhà nước bị thất thoát sau khi chuyển đổi. Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Luật này quy định chặt chẽ tiêu chuẩn người điều hành, kiểm soát doanh nghiệp, cơ chế trách nhiệm cá nhân với tài sản... Trước mắt giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhưng thời gian tới, Quốc hội sẽ ban hành Luật về đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Luật quản lý tài sản nhà nước.
Quốc hội cũng quyết định: không đưa hợp tác xã vào phạm vi điều chỉnh của luật; cho phép thành lập công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân... Tách riêng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư cho thống nhất với Luật đầu tư.
Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua với 77,94% tán thành.
Chậm nhất 3 năm phải hết ''khép kín'' trong đấu thầu
Với 78,95% đại biểu tán thành, Quốc hội ngày 29/11 cũng đã thông qua Luật đấu thầu. Luật này có hiệu lực từ 1/4/2006.
Tương ứng với lộ trình chuyển đổi công ty nhà nước và cải cách hành chính, Quốc hội cũng ấn định lộ trình chậm là 3 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực chấm dứt ''khép kín'' trong đấu thầu, lâu nay vốn phát sinh nhiều tiêu cực.
Có ý kiến cho rằng: Nhà tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án là không phù hợp! Theo ông Nguyễn Đức Kiên, cần quy định như vậy vì nhà tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi tham gia đấu thầu sẽ có lợi thể do biết rõ thông tin về gói thầu họ đã tham gia.
Kết quả lấy ý kiến cho thấy 337/375 đại biểu Quốc hội đồng ý với quy định này.
Cũng có ý kiến muốn quy định các mức thấp hơn tỷ lệ 30% (phần vốn nhà nước), tuỳ theo tổng mức đầu tư của dự án, cũng phải đấu thầu theo Luật đấu thầu.
''Dự án lớn thì tổng mức 70% của phía đối tác (nhà đầu tư trong và ngoài nước không phải nhà nước) cũng muốn kiểm soát dự án. Người đầu tư có vốn góp 30% ''đòi'' giữ quyền quyết định đối với vốn góp 70% là không hợp lý! Vì vậy cũng cần xem xét ở cả hai phía một cách toàn diện'', ông Nguyễn Đức Kiên nói.
▪ Lĩnh vực địa chính nhà đất đứng đầu về tham nhũng (29/11/2005)
▪ Cuộc hội ngộ ở Tiên Ðiền (29/11/2005)
▪ Chợ cóc trong... chung cư (29/11/2005)
▪ Ia-đrăng - một trận đánh làm thay đổi chiều hướng chiến tranh (tiếp theo và hết) (29/11/2005)
▪ Giao lưu thanh niên Việt Nam - Lào (29/11/2005)
▪ Cán bộ thú y khai báo gian lận gia cầm chết để trục lợi (29/11/2005)
▪ Sawaco đấu thầu... hàng 'dỏm' (29/11/2005)
▪ Thi sáng tạo sản phẩm CNTT vì người tàn tật (29/11/2005)
▪ Dừng dịch vụ việc làm nếu thiếu điều kiện hoạt động (29/11/2005)
▪ Ngừng đăng ký xe máy ở Hà Nội: Lợi bất cập hại (29/11/2005)