Để giải quyết nạn xả rác bừa bãi trong hoàn cảnh ý thức tự giác của người dân chưa cao, tôi xin đề xuất một số biện pháp đồng bộ như sau:
|
Mặc dù đã có nhiều biển cấm đổ rác được dựng lên trên quốc lộ 24B (đoạn đi qua thị trấn Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) nhưng nhiều người vẫn ngang nhiên mang rác ra đây vứt bừa bãi. Điều đáng nói là tuyến đường này dẫn đến các địa điểm du lịch nổi tiếng như bãi tắm Mỹ Khê, cảng cá Sa Kỳ, chùa Thiên Ấn…- Ảnh: Dung Quất |
1. Thu tiền quản lý rác triệt để từ tất cả các hộ gia đình, không chấp nhận lý do “nhà tôi không có rác” để không đóng tiền rác. Khi nhà nhà và mọi cơ sở đều phải đóng tiền và đã có dịch vụ thu gom rác triệt để thì mọi người không còn lý do xả rác ngoài đường, xuống kênh rạch...
Kinh nghiệm “xóa” bãi rác ở khu phố tôi Tại khu đất trống ở khu phố tôi thuộc Q.Phú Nhuận (TP.HCM) từng có một đống rác tự phát. Rác ở đây do một số người buôn bán nhỏ mang ra vứt bỏ, tích tụ lâu dần thành đống. Để có thể dẹp đống rác vô chủ này, người bí thư chi bộ kiêm trưởng ban vận động xây dựng đời sống văn hóa khu phố nơi tôi ở đã phải trực tiếp canh gác nhiều buổi, nhất là các buổi tối và sáng sớm. Nhờ tinh thần tận tụy với công việc của vị này, nạn đổ rác nơi công cộng ở khu phố tôi mới được ngăn chặn. Từ kinh nghiệm “xóa” bãi rác ở khu phố tôi, đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý vệ sinh môi trường của từng cấp, từng ngành, trong đó có ban điều hành các khu phố và tổ dân phố. B.H.
2. Tổ chức bộ máy thu gom rác triệt để: hễ ở đâu có rác là thu gom bằng hết: lòng đường, vỉa hè, hẻm, kênh rạch...
3. Đảm bảo đặt đủ số lượng thùng rác dọc tuyến đường chính, bến xe khách, bến tàu khách, công viên, ngõ hẻm lớn... ở các quận trung tâm. Người dân bỏ nhiều rác vào các thùng này là việc nên khuyến khích và phải tăng tần số thu gom rác từ các thùng rác, chứ không nên viện lý do “vì dân đổ quá nhiều rác vào thùng” rồi dẹp thùng đi!
4. Bắt buộc các cơ sở buôn bán, nhà hàng, sạp bán hàng, xe đẩy (bán trái cây...), người bán cà phê dọc vỉa hè... phải đặt thùng rác cho khách sử dụng và chịu trách nhiệm về tình trạng xả rác thải do hoạt động của họ gây ra. Tức là khách ăn uống, mua sắm xả rác thì người của nhà hàng, sạp hàng... phải quét dọn.
5. Đặt mức phạt nặng cá nhân vì tội xả rác, phạt nhà hàng không quản lý việc xả rác của khách ăn uống, phạt tập thể như nhà trường, cơ quan để tình trạng xả rác bừa bãi... Nếu ai không đủ tiền đóng phạt thì phải đi làm nghĩa vụ công ích.
6. Phát động phong trào vận động, tuyên truyền về các bước nói trên trước khi thực thi. Phát động phong trào giáo dục về giữ vệ sinh môi trường tại các trường học, tổ chức Đoàn... Treo băngrôn, phát tờ bướm tại sân bay, bến cảng, bến xe đò... về quy định phạt hành vi xả rác bừa bãi. Cho thời hạn hai tuần để cảnh cáo, sau đó ai vi phạm thì thi hành mức phạt.
Theo tôi, các biện pháp trên là khả thi, chỉ cần các cơ quan chức năng quyết tâm là thực hiện được.
THÁI NGUYÊN (chuyên gia quốc tế về môi trường)
--------------------------------------
Tôi giáo dục con từ nhỏ
Con trai tôi năm nay 9 tuổi. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tôi cho cháu đi chơi công viên nước Đầm Sen (TP.HCM). Đang vùng vẫy dưới hồ, bỗng cháu vội vã chạy lại chỗ tôi ngồi với mấy ông bạn, hối thúc: “Ba mau dẫn con đi nhà vệ sinh, con mắc tiểu quá!”. Một người bạn của tôi cắc cớ hỏi:
- Sao cháu không tiểu dưới hồ mà phải chạy đi tìm nhà vệ sinh chi cho mất công?
- Tiểu dưới hồ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước chú ạ! Ba cháu đã dạy như vậy.
Câu trả lời ấy đã mang lại cho tôi niềm kiêu hãnh và tôi hoàn toàn tin tưởng về ý thức biết giữ vệ sinh môi trường của con trai mình. Để có được như ngày hôm nay, tôi đã nỗ lực dạy con ngay từ khi cháu vừa biết tự mình hành động. Trong đó có hai bài học đã để lại dấu ấn không phai trong tâm trí cháu.
Bài học thứ nhất: lần đó khi cháu học lớp 1, tôi đã bắt gặp cháu đứng trên lầu vò tờ giấy rồi ném sang sân nhà hàng xóm. Ngay lập tức tôi bắt cháu phải sang nhặt tờ giấy rác ấy và tìm bác chủ nhà xin lỗi hành động này, mặc dù chủ nhà không hề hay biết. Lần thứ hai: sau khi ăn mía xong, cháu ném bịch bã mía ra đường.
Lần này tôi cũng vô tình chứng kiến và buộc con phải ra đường nhặt bịch bã mía bỏ vào thùng rác. Trong nhà tôi bố trí mỗi phòng đều có một sọt bỏ rác, kể cả phòng ngủ, tổng số là sáu cái. Riêng nhà bếp có hai loại sọt: một để rác khô (bao nilông, giấy, hộp sữa…) và một để bỏ rác ướt (vỏ trái cây, bã trà...). Với cách xếp đặt rất thuận lợi này, con tôi không có lý do gì để biện minh cho việc vứt rác bừa bãi.
Theo Tuoi Tre Online
▪ Nhộn nhịp thị trường mỹ phẩm "nhái" (21/02/2009)
▪ Tàu hỏa đâm xe tải đứt thành hai khúc (21/02/2009)
▪ Phải hoàn trả xong tiền thuế thu nhập cá nhân trong tháng 2 (21/02/2009)
▪ Giá tiêu dùng tại Tp.HCM và Hà Nội lại leo cao (21/02/2009)
▪ EVN “không thích” cải tổ ngành điện (21/02/2009)
▪ Dung Quất - dòng dầu đã chảy : “Công trường hạnh phúc” (21/02/2009)
▪ Làm gì để tạo quỹ đất? (21/02/2009)
▪ Lại báo động chất lượng nước nguồn (21/02/2009)
▪ Ngày 28/2 hạn chót hoàn trả khoản thuế cá nhân đã tạm thu (20/02/2009)
▪ Phát động chiến dịch tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2009 tại miền Trung và Tây Nguyên: Quyết giành thắng lợi lớn (20/02/2009)