Mặc dù vào những ngày đầu tháng 1, nguy cơ phá sản của công ty ngày càng rõ nét nhưng ban giám đốc vẫn quyết định tiếp tục tuyển sinh và thu tiền trọn gói của học sinh. SITC còn vận động giáo viên, nhân viên mua phiếu khuyến học.
Anh Lê Văn Khánh, giáo viên tại cơ sở 532 đường Láng cho biết, vào những dịp cuối năm khi các khoản thu không có nhiều, Giám đốc khu vực phía Bắc là bà Patricia yêu cầu các nhân viên phải mua phiếu khuyến học với giá 100-155 USD, nếu nhân viên nào không mua sẽ bị đuổi việc. Chính vì vậy trước Tết rất nhiều nhân viên đã bỏ tiền ra mua tấm phiếu này, thậm chí có người còn mua 2-3 phiếu để tặng người thân.
Hợp đồng làm việc của nhân viên và giáo viên chỉ được ký 3 tháng 1 lần và được làm rất sơ sài. Thực tế đây không phải là một hợp đồng lao động mà chỉ là thỏa thuận về giờ làm việc và tiền công của nhân viên. Bản thỏa thuận này cũng không hề được đóng dấu mà chỉ có chữ ký của đại diện SITC là bà Patricia. Song chính những nhân viên và giáo viên này lại không hề được cầm bản "hợp đồng" nào. Ban quản lý nói sau khi ký kết sẽ chuyển về công ty mẹ duyệt, xong sẽ gửi lại, tuy nhiên chẳng ai nhận lại được văn bản thỏa thuận này.
Mặc dù trước kỳ nghỉ Tết, ban quản lý các cơ sở đều yêu cầu nhân viên kiểm kê tài sản để niêm phong. Song đến hôm qua, hầu hết giáo viên đều khá bất ngờ khi thấy tài sản trong trung tâm chỉ còn những bộ bàn ghế và một số đồ vật không có giá trị. Theo phản ánh của một số giáo viên tại cơ sở 532 đường Láng thì mặc dù Quản lý trường Nguyễn Việt Anh khuyến cáo mọi nhân viên không được mang tài sản của công ty ra khỏi trường, song đến ngày 27/1, ông Nguyễn Việt Anh tự tẩu tán tài sản và nói với những nhân viên nào có mặt tại đó rằng ai muốn lấy cái gì thì tùy. Nhiều giáo viên đã ôm theo tài sản của trung tâm về nhà để gỡ gạc lại khoản tiền mà trường đã nợ họ.
Theo thư thông báo về tình hình tài chính khẩn cấp của SITC tại Hà Nội gửi về Singapore ngày 21/1, cho thấy trong tháng 12 Trung tâm này còn nợ gần 63.000 USD và tháng 1 là hơn 100 nghìn USD. Đây chỉ là khoản nợ tiền lương, tiền thuê nhà và các chi phí khác. Còn học phí của học viên đều đã được gửi về công ty mẹ. Vì theo quy định của công ty, mọi khoản thu đều được chuyển vào tài khoản của công ty mẹ tại Singapore, khi cần chi trả việc gì thì các trung tâm sẽ làm bản trình chờ sự phê duyệt của ban giám đốc và sau đó mới rót kinh phí về Việt Nam.
Chối bỏ trách nhiệm
Khi xảy ra sự cố thì hầu hết những người Việt quản lý trường tại Hà Nội đều cho biết họ đã hết hợp đồng làm việc với trường từ đầu hoặc giữa tháng 1, nên không còn trách nhiệm. Tuy nhiên, trên những biên bản thanh toán vào ngày 21-23/1 vẫn có chữ ký của họ và bản thân họ vẫn có mặt tại cơ quan và dập thẻ làm việc cho đến ngày 25/1. Hiện nay người thì đã đổi số điện thoại, người không nghe hoặc tắt máy khi có liên lạc.
Ông Jack Lim - Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn tư vấn giáo dục quốc tế SITC thì nói rằng ông còn nhiều điều để lo lắng hơn là việc của SITC tại Việt Nam và từ chối trách nhiệm. Ông cũng từ chối trả lời mọi cuộc điện thoại liên quan đến SITC Việt Nam.
Trịnh Vũ
▪ Trẻ em nghèo được hỗ trợ học nghề (06/02/2006)
▪ Chủ tịch Nước Trần Đức Lương phát động Tết trồng cây xuân Bính Tuất 2006 (07/02/2006)
▪ Chìm tàu, 5 ngư dân thiệt mạng (07/02/2006)
▪ Trẻ nghèo được hỗ trợ học nghề (06/02/2006)
▪ Những điều cần biết khi du lịch nước ngoài (06/02/2006)
▪ Sau Tết, nhiều mặt hàng tăng giá (06/02/2006)
▪ Số người cấp cứu, khám chữa bệnh tăng trong những ngày sau Tết (06/02/2006)
▪ Ông chủ Việt kiều bán hết gia sản làm từ thiện (06/02/2006)
▪ Nên có cơ quan nghiên cứu khoa học vấn đề an toàn giao thông (06/02/2006)
▪ Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước Madagascar (06/02/2006)