Điều này thể hiện rõ qua việc độ bao phủ của chương trình cung cấp bao cao su (BCS) tăng đều qua các năm. Năm 2016 chương trình đã phân phát BCS cho gần 35.000 người nghiện chích ma túy, 43.600 phụ nữ bán dâm, 13.000 nam quan hệ tình dực đồng giới và 24.000 vợ, bạn tình của người nhiễm HIV hoặc nguy cơ cao, số bao cao su phân phát miễn phí khoảng 6.299.000 chiếc, số bao cao su ban qua hoạt động tiếp thị xã hội đạt 9.670.000 chiếc.
![]() |
Phát bao cao su miễn phí. Ảnh internet |
Việc triển khai cung cấp BCS được thực hiện qua nhiều mô hình đa dạng nhằm làm tăng tính sẵn có cũng như khả năng tiếp cận với BCS cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Các mô hình chính đã được xây dựng và triển khai bao gồm: Mô hình phân phát BCS thông qua nhân viên tiếp cận cộng đồng; mô hình hộp cung cấp BCS cố định; mô hình cung cấp BCS tại các nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở dịch vụ giải trí, Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện hoặc lồng ghép tại câu lạc bộ/điểm giáo dục sức khỏe... trong đó, mô hình phân phát BCS thông qua nhân viên tiếp cận cộng đồng và cung cấp BCS tại các nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở dịch vụ giải trí là hai mô hình được đánh giá là có hiệu quả nhất.
Cũng tương tự như chương trình BCS, độ bao phủ của chương trình cung cấp bơm kim tiêm (BKT) tăng đều qua các năm.
Việc triển khai hoạt động can thiệp bằng BKT đã được thực hiện bằng nhiều hình thức khá đa dạng thông qua nhiều mô hình khác nhau nhằm tăng tính sẵn có và tính dễ tiếp cận của BKT cho đối tượng nghiện chích ma túy. Các mô hình chính đã được xây dựng và triển khai bao gồm: Mô hình phân phát BKT thông qua nhân viên tiếp cận cộng đồng; mô hình hộp cung cấp BKT cố định; mô hình điểm phân phát BKT cố định; mô hình điểm phân phát thứ cấp qua nhà thuốc, hiệu thuốc, trạm y tế, Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện hoặc lồng ghép tại câu lạc bộ/điểm giáo dục sức khỏe.....
Tại các tỉnh được khảo sát, mô hình phát BKT được áp dụng phổ biến nhất là thông qua mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng, hộp cung cấp BKT
Phát BKT qua mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng là kênh phát BKT chính ở hầu hết các tỉnh được khảo sát với tỷ lệ chiếm đến 90% số BKT được phát ra. Yếu tố chính quyết định sự thành công của mô hình này là do có khả năng tiếp cận đối tượng tốt. Bên cạnh việc phát BKT, nhân viên tiếp cận cộng đồng còn có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp cận đối tượng nghiện chích mới trên địa bàn để thực hiện việc cung cấp BKT, tài liệu truyền thông và thực hiện việc truyền thông giáo dục sức khoẻ trực tiếp cho người nghiện chích ma túy đồng thời tư vấn chuyển gửi đối tượng đến các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn xét nghiệm tự nguyện, khám điều trị STI, phòng khám ngoại trú...
Ngoài việc phát BKT trực tiếp cho người nghiện chích ma túy tại các tụ điểm tiêm chích, nhân viên tiếp cận cộng đồng còn quy ước với người NCMT về những điểm, hộp BKT bí mật đặt tại nhà nhân viên tiếp cận cộng đồng, tụ điểm tiêm chích, quán nước, cửa hàng tạp hoá... để tăng khả năng tiếp cận BKT sạch cho người NCMT. Mô hình này hiện nay đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền, ban ngành, đoàn thể và cộng đồng mà minh chứng rõ ràng nhất đó là việc toàn bộ các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng.
Trên cơ sở Luật Phòng, chống HIV/AIDS và Nghị định số 96/2012/NĐ-CP (được thay thế bởi Nghị định 90/2016/NĐ-CP) biện pháp can thiệp bằng điều trị các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã được triển khai rộng khắp và trở thành một trong các biện pháp can thiệp mang tính hiệu quả cao cho cả hoạt động phòng, chống HIV và phòng, chống ma túy.
Với một cơ sở pháp lý rõ ràng và cởi mở, nên biện pháp can thiệp trên đã được triển khai tương đối thuận lợi, cụ thể: Tính đến 31/12/2015, hoạt động điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được triển khai tại 57/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, với 240 cơ sở và điều trị cho 43.720 bệnh nhân, trong đó có 30 bệnh nhân được điều trị tại trại giam Phú Sơn 4 thuộc Bộ Công an và 1.893 bệnh nhân được điều trị trong các cơ sở do ngành Thương binh, lao động và Xã hội quản lý. Từ đầu năm 2015 đã có thêm 18 tỉnh với 112 cơ sở mới đi vào hoạt động, tiếp nhận điều trị thêm 19.179 bệnh nhân mới, tăng gấp 2.1 lần số bệnh nhân được điều trị năm 2014.
Nhật Thy
▪ Tăng cường phối hợp phòng chống ma túy qua biên giới Việt Nam-Lào (10/11/2017)
▪ Tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống điều trị rối loạn sử dụng ma túy (08/11/2017)
▪ Gần 100 người bay lắc trong 'động ma túy' (07/11/2017)
▪ Đấu trí với tội phạm ma túy manh động biến nhà thành bẫy mìn (06/11/2017)
▪ Tăng cường truyền thông giảm kỳ thị với trẻ nhiễm HIV/AIDS (04/11/2017)
▪ Việt Nam có bao nhiêu người bán dâm? (03/11/2017)
▪ Điều trị chống tái nghiện ma túy bằng phương pháp tâm lý (02/11/2017)
▪ Cô y sĩ phòng chống 'ết' của buôn làng (31/10/2017)
▪ Kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS: Còn nhiều khó khăn (27/10/2017)
▪ Bi kịch và nỗi đau đằng sau mỗi bản án oan (26/10/2017)