Chàng “lãnh đạm” vì đâu?
Các Website khác - 07/01/2009
Không phải vì họ không có khả năng làm cho người mình yêu tới đỉnh hạnh phúc, cũng chẳng phải họ là kẻ lập dị. Sự đoạn tuyệt của họ với “chuyện ấy” rất tự nhiên, với vô vàn lý do mà nếu hiểu được, chị em sẽ không “kết tội” họ

Ngại phiền nhiễu

Nhóm những chàng trai này có tâm hồn mẫn cảm. Bất cứ điều gì can hệ đến bản thân, họ đều cực kỳ thận trọng và luôn cố tránh xa những chuyện phiền toái. Họ quá nhạy cảm để có thể chấp nhận chuyện ân ái qua đường, nhưng lại quá ích kỷ để có thể quyết định những vấn đề rắc rối mà một mối quan hệ lâu bền có thể đem lại.

Chuyện “bóc bánh trả tiền” họ không hứng thú, còn việc yêu đương bền lâu khiến họ mệt mỏi. Cảm thấy bị cắn rứt khi chung chăn gối với nhiều cô khác nhau, những anh chàng nhạy cảm này quyết định khi nào gặp được người con gái duy nhất trong mộng để có thể hòa hợp cả trong “chuyện ấy” lẫn trong cuộc sống.

Sợ bệnh tật

Luôn bị ám ảnh bởi bệnh tật, các chàng thuộc diện này thường xuyên đi kiếm tra sức khỏe và tiêm tất cả các loại vaccine phòng ngừa. Họ sợ “chuyện ấy” vì hiểu rằng nó không chỉ sinh ra trẻ con, cũng là thứ đôi khi phiền toái và còn gây ra cả đống bệnh.

Khi biết rằng AIDS dễ dàng lây qua đường tình dục, họ có thể quyết định “hoãn sự sung sướng” ngay với cả người yêu. Chỉ khi nào “đối tác” đồng ý đi làm đầy đủ các xét nghiệm và kết quả là hoàn toàn âm tính thì họ mới yên tâm “chung giường”.

Ngán phụ nữ

Đây không phải là những gã đồng tính mà là những đấng mày râu đã vài lần thất bại trong hôn nhân để rồi đi đến kết luận: Nói chung không nên dính tới đàn bà.

Theo họ, phụ nữ không chỉ ngốc nghếch mà còn dối trá, tham lam và luôn đem “chuyện ấy” ra để khống chế đàn ông. Và vì thế, nếu muốn được yên ổn thì tốt nhất là đàn ông nên tránh xa đàn bà, đặc biệt là trong tình ái.

Nghiện công việc

Máy tính, xe ôtô, chuyện kinh doanh, nghiên cứu khoa học, đam mê công việc và những sở thích riêng khiến những người đàn ông này không còn thời gian cũng như hứng thú cho “chuyện ấy”. Mối quan tâm hàng đầu của họ là công việc.

Bữa ăn có khi cũng chỉ là cái bánh mì kẹp thịt mà cô thư ký giàu lòng trắc ẩn dúi cho. Họ thường trở về nhà khi mọi người đã đi ngủ và lên giường không phải với người phụ nữ mà với… chiếc mobile phone. Họ chẳng thiết tha gì với “chuyện ấy” mặc dù hoàn toàn có khả năng.

Ân ái kiểu fastfood vào giờ nghỉ trưa đồng nghĩa với hạ thấp thanh danh của họ. Một cuộc tình trong chuyến đi biển nghe chừng thích hợp hơn. Nhưng với những người này, phải đến vài năm may ra họ mới có thời gian thu xếp nổi một chuyến đi nghỉ.

Lãnh cảm

Theo Sheire Hite, một “sư mẫu” của bộ môn tình dục học, không có đàn bà thiếu cảm giác mà chỉ có đàn ông vụng về thôi. Lời phán của nữ tiến sĩ này hơi cường điệu. Sự thật không đến nỗi quá “căng” như thế, nhất là ở Việt Nam. Vì bản năng tình dục là hiện tượng bẩm sinh ở mọi người, không phụ nữ bình thường nào thiếu.

Hiện nay, thiếu cảm giác hay thiếu khoái cảm được nhận định là một sự kém phối hợp giữa não bộ và cơ quan sinh dục, cũng giống như trục trặc điện thoại (quay nhầm số, chuông không reo, hay chuông reo mà không có người nghe, đang nói chuyện thì bị cúp ngang). Cùng lắm là bản năng ấy được thể hiện với một hình thức khác, hoặc là một “bản năng chưa được triển khai”, giống như nàng công chúa đang ngủ trong rừng chờ hoàng tử đến đánh thức dậy.

Có lẽ phải bắt đầu bằng một số điều cơ bản. Trước hết chuyện vợ chồng chủ yếu vẫn là (và phải là) chuyện riêng của hai người với nhau mà người khác (bất kỳ ai) không có tư cách gì, không “mắc mớ” gì phải có ý kiến. Nếu hai vợ chồng thấy được, thấy bằng lòng, thấy thỏa mãn là được, không cần thắc mắc gì cả.

Chuyện tình dục thuộc lĩnh vực mà người ta rất ít khi nói thật. Tuyệt đại đa số con người, nhất là người Việt Nam, mỗi khi đề cập đến chuyện đó, thường chỉ nói rất ít hoặc tránh né, không nói gì cả. Những trường hợp “hãnh diện khoe khoang thành tích” hoặc mô tả cụ thể với nhiều ngôn từ “đao to búa lớn” (ở cả nam lẫn nữ) phần lớn là bịa đặt.

Thật ra, người nói chỉ muốn tự trấn an, hoặc vẽ ra những tình huống mà trong thâm tâm họ đang mơ ước được hưởng. Những “câu văn tả chân” trong tiểu thuyết hoặc “hư cấu điện ảnh” của các văn hóa phẩm đặc biệt lại còn xa sự thật hơn. Không nên căn cứ vào những thứ ấy để tự cho là thiếu cảm giác, vì “lạc thú chăn gối”, như ông bà ta thường nói, là những cảm giác hoàn toàn chủ quan. Nữ bác sĩ Wolfromn đã rất có lý khi cho rằng, chỉ những phụ nữ nào tự nhìn nhận mình thiếu cảm giác và cảm thấy cần phải thay đổi tình trạng đó thì mới bị coi là thiếu cảm giác.

Trái với điều mà nhiều người lầm tưởng, khả năng tình dục ở người đàn ông không bao giờ có thể đánh giá bằng “số lần” trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì nếu vậy, một người đàn ông có khả năng xuất tinh nhiều lần bằng cách thủ dâm là mạnh lắm hay sao? Tự ái đúng nghĩa của người chồng phải là khả năng thỏa mãn của hai người chứ không phải chỉ riêng một mình mình thôi. Các nhà nghiên cứu nữ cho rằng, nếu các ông “chú ý” đến bà xã hơn một chút nữa thì tình trạng thiếu cực khoái hoặc thiếu cảm giác đã không xảy ra.

“Chuyện vợ chồng” là sự việc đã có từ ngày con người xuất hiện lần đầu tiên trên trái đất. Nếu không có chuyện đó, nhân loại đã không thể tồn tại đến nay. Nhưng “nó” lại là chuyện đơn giản nhất, đồng thời cũng phức tạp nhất, đa dạng nhất, muôn người muôn vẻ, tùy thuộc vào trình độ văn hóa, văn minh dân tộc. Riêng ở nước ta, hình như các bà ít thắc mắc và tự mình đến bác sĩ để chữa bệnh; hầu hết các trường hợp là do các ông chồng dẫn đến.

Điều kiện tiên quyết để trị bệnh là phải có ông xã (chính thức hoặc không chính thức) và phải được sự cộng tác hoàn toàn của cả hai người. Nếu được như vậy thì cũng dễ giải quyết. Tuy nhiên, tất cả những chuyện từ nãy đến giờ chỉ là khái quát “vĩ mô”, nếu đi vào “vi mô” thì còn rất lắm chuyện.

Theo Phununet