Thông tin tổng hợp từ About.
Viêm gan B
Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, viêm gan B là căn bệnh dễ lây lan qua tình dục miệng nhất. Khi đã mắc phải viêm gan B từ đối phương, bạn cũng có nguy cơ mắc cả viêm gan A.
Hiện nay, hai loại viêm gan này có khả năng phòng ngừa bằng vacxin. Đối tượng được tiêm phòng viêm gan thường là trẻ em và một nhóm người lớn có yêu cầu.
Bệnh giang mai
Đây là chứng bệnh đặc biệt nghiêm trọng với tình dục miệng. Theo thống kê của các nhà khoa học Hoa Kỳ, có đến 15% số bạn trẻ nước này mắc phải giang mai qua quan hệ miệng.
Bệnh này thường bùng phát không có dấu hiệu rõ ràng, tuy nhiên, nếu bạn thấy triệu chứng đau cổ họng sau khi quan hệ miệng, nên đi khám bác sĩ.
Chứng bệnh Chlamydia
Bệnh này có khả năng lây truyền dù bạn chỉ kích thích (liếm, mút) nhẹ bên ngoài dương vật. Nguy cơ xảy ra tương tự nếu người bạn đời có hành vi dùng miệng kích thích bên ngoài âm đạo.
Bệnh lậu
Những năm gần đây, số ca nhiễm bệnh lậu qua tình dục miệng có xu hướng tăng. Trong đó, đối tượng là phụ nữ có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn do virus gây bệnh có khả năng xâm nhập vào sâu niêm mạc cổ họng nữ giới.
Bệnh mụn rộp
Quan hệ đường âm đạo và đường miệng đều có khả năng lây nhiễm hai loại virus mụn rộp cơ bản là HSV1 và HSV2. Tuy nhiên, tình dục miệng có nguy cơ lây lan virus mụn rộp nhanh và rộng hơn. Hai loại virus này dễ lây lan sang người bạn đời kể cả trong giai đoạn ủ bệnh (chưa có triệu chứng rõ ràng). Do đó, việc phát hiện và ngăn ngừa chứng bệnh này ngay từ đầu thường rất khó khăn.
Virus HVP
Một trong những biến chứng nguy hiểm của virus HPV khi quan hệ miệng là ung thư cổ họng. HPV có thể cư trú và phát triển trong khoang miệng người bệnh. Với phụ nữ mang thai, HPV còn có nguy cơ lây truyền tới em bé trong bụng.
HIV
So với quan hệ âm đạo hoặc hậu môn thì khả năng lây nhiễm HIV qua đường miệng là tương đối thấp. Điều này chỉ xảy ra khi một trong hai người có vết loét gây chảy máu ở miệng hoặc mắc các chứng bệnh về răng, lợi (vừa trải qua những ca phẫu thuật về răng lợi). HIV có nguy cơ lây truyền cho cả người cho hoặc người nhận khi quan hệ đường miệng.
Phòng tránh
Quan hệ miệng không được bảo vệ (không sử dụng BCS) có thể đặt cả hai vào những nguy cơ lây hoặc mắc những chứng bệnh về tình dục (dùng BCS khi yêu qua đường miệng là cách phòng bệnh tốt nhất). Nếu không, bạn cẩn đảm bảo chắc chắn rằng, cả hai hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bất kỳ chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục nào mới nên "giao ban" theo cách này.
Nên đi khám bác sĩ và ngưng quan hệ miệng nếu một trong hai người có các triệu chứng như loét miệng, đau cổ họng…
Theo Phununet.com
▪ 10 điều cần biết khi yêu (13/12/2008)
▪ 'Yêu' 6 lần trong một đêm (13/12/2008)
▪ Bí kíp để kéo dài “cuộc yêu” (12/12/2008)
▪ Tạo cơ hội nhóm ngọn lửa tình (12/12/2008)
▪ Phát hiện vợ dùng 'đồ chơi' (12/12/2008)
▪ Chàng không có “cao trào” (12/12/2008)
▪ Hãy bày tỏ quan điểm (12/12/2008)
▪ Du học - trở về và… “hư hỏng” (12/12/2008)
▪ Chứng lãnh cảm - Những vấn đề phụ nữ phải quan tâm (12/12/2008)
▪ Những bí ẩn cơ thể nàng khao khát được chàng khám phá (11/12/2008)