Lần đầu tiên, căn bệnh ung thư tinh hoàn có thể được chẩn đoán từ rất sớm bằng cách phân tích tinh trùng để tìm kiếm một protein đặc biệt, các nhà khoa học Đan Mạch tuyên bố.
Tiến sĩ Christina Hoei-Hansen và cộng sự thuộc Bệnh viện Đại học Rigshospitalet-Copenhagen đã chẩn đoán thành công cho một thanh niên 23 tuổi bị trục trặc về sinh sản, song lại không có biểu hiện của bệnh ung thư tinh hoàn.
Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào một protein có tên là AP-2gamma xuất hiện nhiều ở những mô tinh hoàn bị ung thư tại chỗ, gọi tắt là CIS - một giai đoạn trước khi khối u bắt đầu xâm lấn và phát triển thành bệnh ung thư tinh hoàn. Người ta so sánh lượng protein này trong các mẫu tinh trùng của bệnh nhân ung thư tinh hoàn và người khỏe mạnh. Ngay trong seri tinh trùng đầu tiên, họ đã phát hiện ra một số tế bào dương tính với AP-2gamma trong tinh trùng ở một người hoàn toàn khỏe mạnh. Trong suốt 18 tháng, anh này và vợ đã cố gắng để có con song không thành công. Trong khoảng thời gian đó, tinh trùng của anh được phân tích định kỳ. Sau một vài xét nghiệm khác, các bác sĩ khẳng định anh đã bị CIS. Ngay lập tức, phần tinh hoàn mắc bệnh đã được phẫu thuật cắt bỏ. Hiện nay, bệnh nhân và vợ đang mong chờ đứa con đầu lòng được thụ thai hoàn toàn tự nhiên chào đời.
“Lần đầu tiên có một phương pháp phát hiện ung thư tinh hoàn chỉ đơn giản bằng cách phân tích tinh trùng”, Hoei-Hansen nhận định. Dựa trên kết quả này, người ta sẽ phát triển một thiết bị chẩn đoán giá rẻ mà không gây đau đớn đối với căn bệnh ung thư phần kín.
Ung thư tinh hoàn là bệnh thường gặp ở nam thanh niên. Lance Armstrong, người sáu lần vô địch giải Tour de France cũng từng mắc bệnh. Theo ước tính của Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế ở Lyon (Pháp) mỗi năm thế giới có khoảng 50.000 ca bệnh mới. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có tỷ lệ sống sót cao.
Mỹ Linh (theo Reuters)
▪ Nhiễm khuẩn cũng có thể gây tiền sản giật (01/03/2005)
▪ Bi hài chuyện môi giới hôn nhân (27/02/2005)
▪ Lệch pha ở vợ chồng già (27/02/2005)
▪ Mua “Viagra" Việt Nam ở đâu? (26/02/2005)
▪ Thắc mắc về bệnh giãn dây thừng tinh (26/02/2005)
▪ Hỏi về sức khỏe sinh sản (26/02/2005)
▪ Có cách nào chữa được vô sinh? (25/02/2005)
▪ Vô kinh thứ phát (25/02/2005)
▪ Cao huyết áp gây trở ngại trong quan hệ ân ái vợ chồng (24/02/2005)
▪ Vì sao không sinh con trai ? (23/02/2005)