Tử tự ở thanh thiếu niên
Các Website khác - 25/08/2005

Ở Mỹ, tình trạng tự tự ở giới trẻ mỗi năm lại càng trở nên phổ biến hơn.Thực tế thì số người chết ở tuổi 15-24 do nguyên  nhân tự từ chỉ đứng sau nguyên nhân do tai nạn giao thông và giết người, đứng thứ ba trong số các nguyên  nhân từ vong ở tuổi vị thành niên, kể cả độ tuổi từ 10 đến 19.

Nghĩ đến việc tự tử

Ở mức độ nào đó, việc giới trẻ nghĩ đến chuyện tự từ đã trở nên phổ biến. Khả năng nhận thức của tuổi vị thành niên đã chín chắn hơn để họ có những suy nghĩ sâu sắc hơn, về sự tồn tại của bản thân, về ý nghĩa của cuộc sống, và cả những thắc mắc cũng như những quan điểm sâu sắc khác.Không như ở tuổi thiếu nhi, ở tuổi vị thành niên, họ nhận ra rằng chỉ có cái chết là một điều gì đó chắc chắn sẽ xảy ra. Từ đó, họ nghĩ đến những điều mang tính tâm linh và triết học như  sau khi chết, người ta sẽ như thế nào.Đối với vài người, cái chết, thậm chí tự tử, có vẻ gì đó thi vị ( như  những điều trong Romeo và Juliet chẳng hạn).Nhưng đối với những người khác thì cái chết thật sự là đáng sợ và chính đó lại trở thành nguồn gốc của mọi sự lo âu . Với phần nhiều những người vị thành niên thì cái chết mang vẻ bí ẩn, vượt xa những hiểu biết và trải nghiệm của con người.

Khi nghĩ về sự sống và cái chết, họ-những người tuổi vị thành niên- cũng sẽ tự nhiên có những suy nghĩ về việc tự tử. Muốn chết đi hoặc cảm thấy mình vô dụng hay bị thất vọng  trước những vấn đề của cuộc sống là những dấu hiệu cho thấy họ có thể đi đến tự tử.Họ thật sự đang cần sự động viên và giúp đỡ. Khi “tìm đến cái chết” không còn dừng lại ở ý nghĩ, mà họ đã lập những kế họach và đã cố tự tử một lần rồi thì sự việc còn trầm trọng hơn nữa.

Điều gì khiến tuổi vị thành niên nghĩ đến chuyện tự tử, hay tệ hơn, có những kế họach và hành động thật sự để kết thúc cuộc sống của mình? Một trong những yếu tố  có tác động lớn nhất  chính là sự trầm cảm. Khi một người cảm thấy buồn hay bị ức chế nặng nề thì họ thường đi tự tử. Người tuổi vị thành niên sẽ có ý muốn tự tử khi họ không tìm được giải pháp nào khác cho những vấn đề của mình,khi họ bị những tổn thương nặng nề về tình cảm cũng như khi không thể bộc bạch được những thất vọng lớn trong lòng họ.

Mối liên hệ giữa trầm cảm và tự tử

Đa số những vụ tự tử không thành và những tử vong do tự tử ở tuổi vị thành niên đều có nguyên nhân là từ trầm cảm.Những số liệu sau đây khiến chúng ta suy nghĩ: khỏang 1% tuổi vị thành niên đã tìm đến tự tử, và khỏang 1% trong số này đã tử vong( như vậy, cứ 10.000 thì có 1 người tuổi vị thành niên chết do tự tử).Đối với người ở tuổi thanh niên bị mắc các bệnh nan y, tỷ lệ nghĩ đến giải pháp tự tử và đi tự tử còn cao hơn. Hầu hết vị thành niên bị trầm cảm đều nghĩ đến chuyện tự tử, và khỏang 15%-30% bị trầm cảm nghiêm trọng có ý nghĩ tự tử đã đi tự tử.

Chúng ta cần hiểu rằng , đối với tuổi vị thành niên thì trầm cảm là một trạng thái tâm lý thường hiện hữu.Nỗi buồn, sự cô đơn, sự sợ hãi cũng như những thất vọng mà tất cả chúng ta đều trải qua chính là những phản ứng bình thường của chúng ta trước cuộc sống. Với sự động viên đúng lúc, sự kiên cường, niềm tin sâu sắc  vào một ngày mai tươi đẹp hơn , khả năng thích ứng khá tốt,hầu  hết tuổi vị thành niên có thể vượt qua được trạng thái trầm cảm khi đối mặt với cuộc sống.

Nhưng đôi khi thì trầm cảm không thể vượt qua chỉ sau vài tiếng đồng hồ hay vài ngày. Thay vì điều này qua đi, trầm cảm có khi ngày càng trở nên khó chịu đựng hơn nữa. Khi một người bị trầm cảm, thất vọng đè nặng, và sống một cuộc sống lay lắt nhiều ngày dài, từ  suốt hai tuần hay hơn thì đó là dấu hiệu rằng trong họ đã hình thành một sự trầm cảm lớn thật sự. Sự trầm cảm này, đôi khi còn được gọi là sự trầm cảm lâm sàng, không đơn giản chỉ là một trạng thái ức chế sẽ đi qua một cách  tự nhiên. Một dạng khác của sự trầm cảm trầm trọng là sự rối lọan hai cực, bao gồm cả những trạng thái ức chế cao độ và cả những trạng thái hưng phấn cao độ ( những đợt vui buồn thất thường).

Trầm cảm có thể làm chuyển hướng những quan điểm sống, khiến họ chỉ còn chú tâm vào những thất bại, tuyệt vọng và cường điệu hóa những điều tiêu cực này. Những suy nghĩ  do trầm cảm có thể khiến người ta tin rằng cuộc sống chẳng có gì đáng sống. Sự mất cảm giác hứng thú, một phần của trầm cảm, dường như lại là bằng chứng rõ ràng hơn để họ cho rằng hiện tại không có gì tốt đẹp cả. Sự thất vọng khiến họ không thấy được điều gì khích lệ hơn ở tương lai. Cảm giác mình vô dụng làm họ nghĩ rằng họ không thể làm gì để thay đổi cho mọi thứ tốt hơn. Và sự  mệt mỏi, cũng là một phần của sự trầm cảm, có thể khiến mọi vấn đề (dù nhỏ nhất) trở nên không thể giải quyết được.

Khi một trầm cảm lâm sàng được lọai bỏ bằng điều trị thích hợp, suy nghĩ tìm đến cái chết  sẽ được lọai bỏ và họ có thể tìm lại sự hứng khởi, sức lực và hy vọng cho mình. Nhưng khi một người bị trầm cảm nghiêm trọng, ý nghĩ tự tử sẽ tìm đến. Bị trầm cảm, tuổi vị thành niên không nhận ra rằng sự thất vọng trong họ có thể được lọai bỏ cũng như những tổn  thương sẽ qua đi,

Còn điều gì nữa khiến tuổi vị thành niên dễ tìm đến tự tử?

Ngòai sự trầm cảm, còn có những trạng thái cảm xúc tình cảm khác cũng có thể là những nguy cơ còn lớn hơn thúc nay tuổi vị thành niên đến tự tử, chẳng hạn những người rối lọan nhân cách sẽ dễ có ý nghĩ tự tử hơn. Điều này một phần là vì vị thành niên bị rối lọan nhân cách hay gây gổ thì thường có xu hướng cư xử nóng nảy, bốc đồng, làm tổn hại đến chính bản thân họ khi gặp moat stress lớn hay bị ức chế nghiêm trọng.Thực tế là nhiều vị thành niên có rối lọan nhân cách  cũng đã bị trầm cảm, có thể lý giải cho ý kiến trên.Đồng thời bị trầm cảm và rối lọan nhân  cách  càng tạo thành một nguy cơ lớn hơn nữa khiến tuổi vị thành niên tìm đến tự tử.

Việc lạm dụng các chất có thể gây hại cũng là một nguy cơ nay tuổi vị thành niên đến với tự tử. Các chất có cồn và vài lọai thuốc, chất gay nghiện có tác dụng ức chế  não bộ.Sự sử dụng không theo chỉ dẫn những lọai chất như vậy có thể gây ra những trầm cảm nặng nề, nhất là với tuổi vị thành niên , xuất phát từ sự phát triển sinh lý, nền tảng gia đình, và những stress khác trong cuộc sống.

Bên cạnh tác dụng ức chế, rượu cũng như thuốc, các chất gây nghiện còn có thể thay đổi cách họ nhìn nhận đánh giá cuộc sống. Họ dường như mất dần khả năng đối đầu với những nguy hiểm, có những lựa chọn thích hợp, nghĩ cách giải quyết vấn đề. Nhiều vị thành niên tìm đến tự tử là có nguyên nhân từ rượu và các chất gây nghiện . Vị thành niên có nghiện rượu và dùng các chất gây nghiện thường có những trầm cảm và những stress nghiêm trọng, chính là càng đẩy họ đến với ý định tự tử.

Những stress trong cuộc sống và hành vi tự tử

Cần biết rằng, tuổi vị thành niên không phải là êm ả đối với mọi người. Khi ấy, xuất hiện những áp lực từ xã hội, học vấn, và từ chính bản thân. Đối với những vị thành niên còn có những vấn đề khác thì cuộc sống với họ thật sự còn khó khăn hơn. Một số vị thành niên bị lạm dụng về thể chất và tình dục, phải chứng kiến cha (mẹ) bạc đãi vợ(chồng) , hoặc phải sống với quá nhiều những xung đột và cãi vã trong gia đình. Một số khác thì lại chứng kiến bạo lực xảy ra ở nơi họ sinh sống. Nhiều người có cha mẹ ly dị, một số khác thì có cha (mẹ) nghiện ngập.

Vài người thì lại phải lo lắng những vấn đề về tình dục và các mối quan hệ xã hội, luôn tự hỏi cảm xúc và dáng vẻ của mình liệu có như mọi người, liệu họ có được yêu thương và chấp nhận, hay liệu cơ thể đang mỗi ngày thay đổi của họ sẽ gặp vấn đề gì. Những lo lắng băn khoăn  về cơ thể, về cách ăn uống, vốn thật khó để đạt được  hòan hảo lý tưởng, khiến họ cảm thấy không thỏa mãn với chính mình. Vài người thì gặp khó khăn trong học tập và khả năng tập trung, khiến việc đạt được thành công ở trường trở nên khó khăn. Họ sẽ cảm thấy thất vọng về chính mình, hay cảm thấy thất vọng về người khác.

Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc và làm người ta cảm thấy bị ức chế, hoặc tìm đến rượu và các chất gây nghiện như  một sự giải thóat. Không có sự  giúp đỡ và những kỹ năng bắt chước can thiết, những stress từ xã hội càng gây ra nhiều trầm cảm nghiêm trọng, và từ đó là những suy nghĩ và hành vi tự tử. Vị thành niên vừa phải chịu một khủng hỏang, hay mất mát nào đó, hay trong gia đình có người tự tử thì lại càng dễ có những suy nghĩ và hành vi này.

Những hành vi tự tử khác nhau

Vị thành niên là nữ tìm đến tự tử nhiều hơn rất nhiều so với nam(gấp khỏang 9 lần), nhưng số  nam chết do tự tử lại nhiều gấp 4 lần so với nữ. Bởi vì nam có xu hướng sử dụng các cách có tính nguy hiểm chết người hơn, như súng hay treo cổ. Nữ có ý muốn tự làm đau mình hay tự tử thì thường có xu hướng sử dụng thuốc quá liều hay cắt cổ tay.Hơn 60% vụ tự tử là chết do súng. Nhưng chết do tự tử có thể có nguyên nhân là dùng thuốc hay nhiều cách khác.

Đôi khi một người bị trầm cảm lên kế họach cho việc tự tử của mình. Dù vậy, nhiều khi các vụ tự tử xảy ra lại không phải được dự định từ trước, mà chỉ do bốc đồng, trong một khỏah khắc cảm thấy thất vọng nặng nề.Một tình huống như chia tay với người yêu, cãi vã to tiếng với cha mẹ, mang thai ngòai ý muốn, bị lạm dụng hay cưỡng hiếp, bị người khác xua đuổi, hoặc những lý do khác có thể khiến họ cảm thấy thất vọng. Trong những tình huống như vậy, họ có thể cảm thấy sợ bị sỉ nhục, bị ruồng bỏ, bị xã hội xa lánh, hoặc phải lãnh những hậu quả khôn lường. Nếu gặp một tình huống quá sức chịu đựng, họ có thể cảm thấy không thể nào thóat khỏi những cảm giác  và hậu quả tồi tệ ấy.Trong nỗi thất vọng, họ có thể tìm đến tự tử bởi họ cảm thấy không còn lối thóat – dù chỉ là trong chốc lát nào đó- và một cách bồng bột muốn trừng phạt chính mình.

Đôi khi họ cảm thấy muốn tự tử và đi tự tử để tìm lấy cái chết nhưng đôi khi lại không phải để chết. Đôi khi đó là cách để họ bộc lộ một sự tổn thương sâu sắc về tình cảm với hy vọng có người hiểu được.

Dù họ tự tử với thật sự muốn chết hay không, thì họ cũng không thể biết được việc dùng thuốc quá liều hay các cách gây hại khác liệu có thể khiến họ chết hay lại mang đến những bệnh không biết trước được. Thật sai lầm khi tự tử để lôi kéo sự chú ý của người khác hay có được tình yêu của người khác, hay để trừng phạt người đã khiến họ tổn thương.Bởi người ta thường không hiểu như vậy, và họ là những người lại lãnh đủ tất cả. Chúng ta luôn cần phải biết cách để có được điều mình muốn có và xứng đáng có từ người khác. Luôn luôn có những người biết đánh giá, trân trọng và yêu thương mình- đó là điều chắc chắn- nhưng để gặp được những người như vậy thì cần phải có thời gian; nhưng tự bản thân mình biết đánh giá, trân trọng và yêu thương mình cũng thật sự rất quan trọng.

Thật không may là việc vị thành niên tìm đến với tự tử để trả lời cho những vấn đề của họ không chỉ có một lần. Mặc dù họ thường tự tử  lần đầu vào những năm 13-14 tuổi, nhưng số vụ tự tử cao nhất lại rơi vào tuổi thanh niên. Ở tuổi khỏang 17-18 thì số vụ tự tử lại giảm đáng kể.Có thể là khi trưởng thành, vị thành niên đã biết cách chịu đựng những trạng thái buồn và thất vọng, biết cách để có được sự ủng ho cần thiết mà họ xứng đáng có được, và có khả năng thích ứng tốt hơn để giải quyết những thất vọng và những khó khăn khác.

Đầu tiên, bạn có thể giúp đỡ người khác. Thứ hai, chỉ cần nói chuyện về những vấn đề của họ thì đã cảm thấy đỡ cô đơn hơn, đỡ cô độc hơn, cảm thấy được quan tâm hơn và cảm thông hơn- nay là những cảm xúc ngược lại với những cảm xúc có thể khiến họ đi đến tự tử. Thứ ba, nhờ đó họ có thể nhận ra rằng vẫn có những cách giải quyết khác cho các vấn đề của họ.
Đôi khi một sự kiện đặc biệt, một stress, một sự khủng hỏang có thể khơi dậy những hành vi tự tử đối với người đã có những yếu tố nguy cơ. Những sự kiện như vậy thường thấy như cha mẹ ly dị, chia tay với người yêu,một sự ra đi của bạn bè, người thân…Hỏi thăm xem người bạn mình cảm thấy thế nào, có cần giúp đỡ hay không, họ thích ứng giải quyết ra sao, có can thêm hỗ trợ nào hay không là một điều rất nên làm. Có rất nhiều người chin chắn hơn có thể giúp đỡ chúng ta, hay một người bạn đều có thể đem đến sự động viên can thiết.Ai cũng xứng đáng có được sự ủng hộ.
Cũng có khi có những người tìm đến tự tử hoặc chết do tự tử mà trước đó không hề có biểu hiện nào cả. Điều này khiến những người yêu thương họ cảm thấy tội lỗi ,đau khổ rất nhiều và luôn tự trách xem mình đã vô ý không chú ý đến điếu gì hay không.Những người trong gia đình và bạn bè của những người chết do tự tử cũng cần hiểu rằng đôi khi chẳng có dấu hiệu báo trước nào cả và họ không phải dằn vặt kết tội bản thân mình.
Để có được giúp đỡ
Nếu bạn đang nghĩ đến chuyện tự tử,hãy tìm được sự giúp đỡ ngay lập tức, điều đó hay hơn là hy vọng rằng tâm trạng của mình sẽ tốt hơn. Khi  người ta cảm thấy thất vọng trong một thời gian khá dài, thật khó để họ nhận ra rằng tự tử không phải là cách, là một cách vĩnh hằng cho một vấn đề tạm thời. Nói chuyện với bất kỳ mà bạn biết càng sớm càng tốt- bạn bè, huấn luyện viên, người thân, giáo viên…Gọi ngay cấp cứu hay tìm đến  những đường dây nóng về nạn tự tử ở địa phương. Những đường dây này hòan tòan miễn phí 24h/ngày, 7 ngày/tuần luôn có những chuyên gia tư vấn có thể giúp đỡ bạn mà không hề biết tên hay mặt mũi bạn ra sao.Những cuộc nói chuyện này là hòan tòan bí mật, không hề có ghi chép  và chắc chắn sẽ không có ai biết được là bạn  vừa gọi điện.Có cả một Đường dây nóng giúp đỡ những người tự tử quốc gia 1-800-SUICIDE (ở Mỹ).
Nếu có một người bạn mà bạn cho rằng người đó có thể đang có ý định tự tử, hãy giúp đỡ ngay lập tức, chứ đừng chờ xem anh ta sẽ cảm thấy tốt hơn hay không.Và khi anh ta nói với bạn sự thật, can phải giúp đỡ càng sớm càng tốt, mạng sống của người này hòan tòan phụ thuộc vào bạn. Một người bị trầm cảm có ý định tự tử thì không thể biết rằng tự tử không thể giải quyết được vấn đề gì.
Dù vậy, bạn không phải là người duy nhất có nhiệm vụ giúp đỡ anh ta, trước tiên hãy trấn tĩnh người này rồi tìm người một người chín chắn hơn ngay khi có thể. Nếu cần, hãy gọi những số điện thọaikhẩn cấp. Hãy tìm đến những người lớn tuổi để giúp đỡ dù bạn nghĩ rằng bạn có thể làm được việc này, trong trường hợp này luôn phải cần như thế.