|
Câu nói tưởng chừng như đùa cợt nhưng lại là nỗi lòng của chính những người vợ khi lấy phải anh chồng quý tử.
Mặc cho đứa con gái 10 tháng tuổi đang khóc thét vì khát sữa, Tú (29 tuổi) vẫn dán mắt vào màn hình vi tính, say sưa với những đường kiếm trên game online Thiên long bát bộ. Ở phòng bên, Lan - vợ anh - loay hoay cặp nhiệt độ cho đứa con trai đang bị sốt, gọi với sang: “Anh pha sữa cho con nhé!”. Mười phút sau, chưa thấy con nín khóc, Lan ôm thằng nhỏ chạy vội sang. Nhìn thấy Tú vẫn thản nhiên gác chân lên bàn, tay thoăn thoắt nhấn chuột, chị chỉ biết than: “Trời ơi! Anh là chồng hay là con của tôi vậy!”.
“Chồng gì mà chồng bé...”
Ngay từ thời hai người còn học chung đại học, khi biết Tú tỏ tình với Lan, đám bạn cảnh báo: Là con trai độc nhất nên cả gia đình từ ông bà nội ngoại, cha mẹ đều chăm sóc Tú như đứa trẻ khiến Tú dù đã trưởng thành nhưng không có tính tự lập, ích kỷ, phải luôn có người phục vụ. Ai lấy Tú là trở thành nô lệ đấy! Biết vậy nhưng Lan vẫn hy vọng sau khi lập gia đình, có con, Tú sẽ trở thành người đàn ông chín chắn. Rồi đám cưới được tổ chức rất linh đình, vợ chồng họ ra ở riêng...
Lời cảnh báo của đám bạn quả không sai. Mặc cho vợ đầu tắt mặt tối với con cái, công việc gia đình, Tú vẫn sống vô tư như người độc thân, thích gì làm nấy. Về đến nhà, việc đầu tiên là khởi động máy vi tính và ăn ngủ cùng game online. Khi vợ cằn nhằn, Tú đáp trả: “Từ nhỏ đến lớn, anh không phải làm những công việc này nên bây giờ cũng vậy thôi!”.
Khổ sở hơn khi mỗi lần vợ chồng to tiếng với nhau vì thái độ vô trách nhiệm của Tú thì y như rằng chỉ một ngày sau, Lan nhận được tối hậu thư của gia đình chồng: Mời họp mặt để giải quyết chuyện gia đình. Lan không chỉ bị cha mẹ chồng quở mắng mà ngay cả bà nội của Tú cũng vào cuộc. Lan kể: “Lần nào xảy ra chuyện cãi vã là bà nội cho rằng đó là lỗi của tôi, vợ mà dám “hành hạ” chồng – là cháu trai duy nhất của dòng họ”.
Những lúc như vậy, Lan chỉ còn biết chua chát tự an ủi mình bằng câu hát “Chồng gì mà chồng bé, bé tẹo tèo teo...”.
Quý tử “tầm gửi”
Nhớ lại hồi mới lấy nhau, dù ở riêng nhưng bất cứ chuyện gì, từ thay cầu chì đến sửa vòi nước... Lân đều cầu cứu bố. Có hôm nhà bị hư bóng đèn, Lân điện thoại nhờ bố nhưng đúng hôm đó bố bị cảm cúm, thế là mẹ hộc tốc đi kêu thợ điện đến nhà để thay mỗi cái bóng đèn. Có lần Lân nhức răng nhưng không dám nhờ vợ mua thuốc vì thấy vợ bụng mang dạ chửa mệt mỏi, Lân lại gọi điện cho mẹ. Vừa nghe điện thoại xong, bà mẹ liền mua thuốc và thuê xe ôm chạy từ Bến xe Miền Tây sang nhà Lân ở Phú Mỹ Hưng chỉ để đưa thuốc. Đến nước này thì Hoa chỉ biết thở dài...
Bố là... trung tâm Sống trong một gia đình có đủ ông bà nội, bố mẹ chồng và vợ chồng Bảo – Phương cùng hai con, nhưng nhân vật trung tâm của gia đình lại không phải là bé Huy và bé Mi mà là Bảo – bố của hai đứa trẻ. Hai đứa con đang xem phim hoạt hình mà Bảo muốn xem phim HBO hay đua xe thể thức 1 thì ngay lập tức chúng phải nhường cho bố bởi ngay từ nhỏ chúng đã được ông bà nội huấn luyện: “Bố muốn gì thì cả nhà phải chiều theo”. Ngay cả sở thích sưu tầm dàn máy nghe nhạc của Bảo cũng được đáp ứng. Cứ ba tháng, Bảo lại đổi dàn máy mới dù mỗi lần đổi phải bù thêm cả ngàn USD. Thấy vậy, Phương cằn nhằn: “Có gia đình rồi, anh nên tiết kiệm để lo cho hai đứa nhỏ”. Biết chuyện, bố mẹ chồng liền phản ứng: “Sở thích đó có gì xấu đâu. Tiền cho thuê căn hộ mỗi tháng vài trăm USD bố mẹ cho nó để đổi máy là được chứ gì!”. |
Theo Người Lao Động
▪ Dâng tặng sự đắm đuối (2) (30/07/2008)
▪ Dâng tặng sự đắm đuối (30/07/2008)
▪ Màn trình diễn của đôi môi (30/07/2008)
▪ "Dị ứng" với chồng (29/07/2008)
▪ Chuẩn bị cho cuộc "lâm trận" như thế nào? (29/07/2008)
▪ Quá… tỉnh khi "yêu"! (26/07/2008)
▪ Thời điểm vàng cho 'chuyện yêu' (25/07/2008)
▪ Cải thiện năng lực "chuyện ấy" (25/07/2008)
▪ Dấu hiệu chàng 'yếu sức' (24/07/2008)
▪ Nghệ thuật quyến rũ nàng (24/07/2008)