![]() |
Ảnh minh họa |
Biện pháp tránh thai
Theo ông Narendra Pisal, Bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Phụ khoa London (Anh), thuốc tránh thai chứa chất progesterone có thể làm mất cân bằng nồng độ estrogen trong cơ thể.
Trong khi oestrogen nạp nhiên liệu cho bôi trơn và giữ các bức tường âm đạo khỏe mạnh. Vì vậy, nồng độ quá thấp có thể dẫn đến âm đạo khô, gây khó chịu, thậm chí là đau trong khi thực hiện "chuyện giường chiếu".
Bệnh lạc nội mạc tử cung
Cứ 10 phụ nữ Anh thì có 1 người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, tức là mô tương tự như lớp niêm mạc tử cung phát triển ở khắp nơi trong vùng chậu và bụng.
Bác sĩ phụ khoa Nick Raine-Fenning tại Viện lâm sàng sinh sản Nurture ở Nottingham (Anh) cho biết: “Các cơ quan vùng chậu có thể bị dính vào nhau và tử cung dính vào mặt sau của âm đạo, nên quan hệ tình dục sẽ gây ra tổn thương”.
Đau âm hộ mãn tính
Bác sĩ phụ khoa Tony Boret tại Bệnh viện Spire Bushey tại London (Anh) cho hay: "Với tình trạng đau âm hộ mãn tính, bất kỳ kiểu quan hệ tình dục nào có thể gây ra đau ở âm hộ hoặc xung quanh lối vào âm đạo".
Đau âm hộ mãn tính liên quan đến hoạt động bất thường ở các dây thần kinh xung quanh âm đạo. Vì vậy, triệu chứng này có thể được điều trị bằng các loại thuốc như gabapentin.
Cho con bú
Trong khoảng thời gian cho con bú, lượng estrogen giảm và cơ thể người mẹ như bước vào giai đoạn “mãn kinh nhỏ”. Một số bà mẹ bỉm sữa thậm chí còn bị nóng bừng.
“Do bên trong của âm đạo phụ thuộc vào nồng độ estrogen nên phụ nữ sẽ bị khô vùng này hoặc tiết rất ít chất nhờn”, theo ông Pisal.
Giải pháp duy nhất cho vấn đề này là hãy cứ cho con bú. Đến lúc cai sữa, cơ thể mẹ lại hoạt động trở lại như bình thường và chuyện "yêu" sẽ được cải thiện.
Tẩy lông mu
Sử dụng sáp quá nóng hoặc lưỡi dao cạo cùn sẽ gây kích ứng da ở bộ phận sinh dục, có khi còn bị viêm. Điều này ảnh hưởng độ ma sát trong quá trình quan hệ tình dục.
Trước hoặc sau "thời kỳ đèn đỏ"
“Một số phụ nữ cảm thấy đau trong thời kỳ rụng trứng, dẫn đến việc quan hệ tình dục gặp nhiều trở ngại”, ông Pisal cho biết.
Nếu trong khoảng thời gian trước và sau "thời kỳ đèn đỏ", khi quan hệ bị đau hoặc chảy máu nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để kiếm tra xem có bất kỳ bệnh tiềm ẩn nào không.
Mặc quần chật
Thói quen mặc quần chật hoặc quá bó sát cơ thể có thể cọ xát và kích thích bộ phận sinh dục, dẫn đến sự khó chịu khi "yêu". Nếu thấy tấy đỏ và đau nhức, giải pháp duy nhất là tránh quan hệ tình dục cho đến khi hết đau.
Viêm bộ phận sinh dục
Đau dữ dội trong quan hệ tình dục có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu (PID), một loại nhiễm trùng ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Tình trạng này xảy ra do khuẩn Chlamydia, một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất. Đáng lo ngại là bệnh này thường ít có triệu chứng cho đến khi phát triển thành PID mới có triệu chứng đau.
Tư thế quan hệ không thích hợp
Tư thế quan hệ tình dục từ phía sau hoặc nữ nằm trên dẫn đến sự thâm nhập sâu hơn có thể gây đau, đặc biệt là ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử. Biện pháp khắc phục rất đơn giản, hãy từ bỏ các tư thế này, và thử nghiệm những thư thế phù hợp.
Co thắt âm đạo
"Tình trạng này xảy ra khi các cơ ở âm đạo không thích ứng được với sự xâm nhập của ‘cậu nhỏ’, làm cho việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn và gây đau đớn", ông Tony Boret cho biết.
▪ Món ăn giúp nam giới “sung” hơn (04/04/2016)
▪ 5 điều ít biết về 'vùng kín' phụ nữ (01/04/2016)
▪ Chụp nhũ ảnh giúp phát hiện bệnh tim mạch ở phụ nữ (30/03/2016)
▪ Thêm 4 dạng ung thư tuyến tụy (30/03/2016)
▪ Phát hiện mới giúp đàn ông chủ động tránh thai (30/03/2016)
▪ Chuyện tình của người bị chẩn đoán nhầm HIV 10 năm (21/03/2016)
▪ Thờ ơ với “áo giáp” (07/08/2013)
▪ Đừng ngại ngùng giấu "khô hạn" (23/03/2012)
▪ Khoảng trời riêng trong hôn nhân: bao nhiêu thì đủ? (30/12/2011)
▪ Khi phụ nữ “tắt lửa” (13/12/2011)