Bản báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới đã cảnh báo tình trạng, rất nhiều quốc gia hiện nay đang gặp phải các thảm hoạ về tài chính y tế, đó chính là khoảng cách khổng lồ giữa nhu cầu điều trị sức khoẻ cho người dân và khoản tiền chi dùng hiện tại của ngành y.
Tất nhiên cảnh báo trên không dành để nhận xét về các dịch vụ y tế của Vương quốc Anh bởi tại đây, chi phí y tế bình quân cho mỗi người trên năm là 2,428 đô la Mỹ.
Nhưng ở rất nhiều nơi khác tình trạng y tế còn tồi tệ hơn nhiều, rất nhiều, có những nơi mà 1/5 trẻ em chết trước 5 tuổi chỉ vì những căn bệnh do đói nghèo gây ra hoàn toàn có thể cứu chữa dễ dàng như viêm phổi hay viêm dạ dày.
Chúng ta đang nhắc đến Afghanistan, một quốc gia chỉ dành trung bình mỗi năm 11 USD trên đầu người cho y tế, Uganda dành được 18 USD/người hay Zimbabwe với 40 USD/người. Tại những nơi đó, tuổi thọ trung bình là 40 chứ không phải 79 như ở Vương quốc Anh (Xem thêm phần phụ trương bản Báo cáo y tế thế giới của WHO năm 2006).
Ấy thế nhưng chính những người kém khoẻ mạnh nhất và nghèo khổ nhất lại là những đối tượng đang gặp phải những thảm hoạ nghiêm trọng với các nguồn quỹ chi dùng cho các dịch vụ y tế của họ.
Bản báo cáo Xem xét lại tình hình tài chính y tế - Một hướng dẫn thực hành cho rằng, các vdf như những tác động mạnh mẽ, lâu dài của dịch cúm gia cầm và đại dịch HIV/AIDS đã khiến các chính sách y tế toàn cầu vừa là vấn đề an ninh quốc gia vừa là một vấn đề chính sách đối ngoại.
Bản báo cáo viết: “Mọi quốc gia trên thế giới, dù giàu hay nghèo, đều gặp phải những thách thức thực sự với những khó khăn tài chính để giải quyết nhu cầu y tế của họ cũng như đáp ứng những mong mỏi của người dân trong nước…
Điều này đặc biệt đúng ở các nước có thu nhập thấp khi các nguồn lực vô cùng hiếm hoi song nhu cầu chi dùng lại quá cao. Rất nhiều nước không thể lấy đủ kinh phí tài trợ cho các dịch vụ trọn gói cơ bản từ những nguồn tài chính nội địa, việc đảm bảo tài chính cho nhân dân là rất hạn chế”.
Cũng theo bản báo cáo này thì các nước đang phát triển chiếm tới 84% dân số toàn cầu và 90% gánh nặng bệnh dịch toàn thế giới nhưng lại chỉ đạt được 12% mức chi phí y tế thế giới.
Những người nghèo nhất là những người phải chịu cảnh ốm đau mà không được hưởng bất cứ một dịch vụ y tế công nào. Các dịch vụ được gây quỹ công đó đã bị những chương trình chỉnh sửa cấu trúc do Quỹ tiền tệ thế giới thiết lập phá huỷ.
“Người dân nghèo ở các nước đang phát triển gần như phải chịu cảnh tàn phá nghiêm trọng khi đương đầu với các bệnh dịch thảm khốc mà không có bất cứ một sự bảo đảm về tài chính nào từ các hệ thống y tế hiệu quả…” do các nước giàu thường xuyên cung cấp.
Theo đánh giá của bản báo cáo thì khoản tiền từ 25 đến 70 tỉ đô la Mỹ mỗi năm có lẽ sẽ đủ để hoàn thiện những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ về y tế. Những mục tiêu đó là giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ, giảm tỉ lệ tử vong cho các bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác.
Năm ngoái, chi phí toàn cầu cho các lĩnh vực vào khoảng 1 nghìn tỉ đô la Mỹ mỗi năm… song chi phí dành cho những người nghèo nhất chỉ chiếm gần 1% trong số tiền này.
Có một điều gì đó sai lầm nghiêm trọng với hệ thống chính trị của chúng ta và nó bắt đầu biểu hiện. Chúng ta tham lam nhiều thứ cho bản thân và gia đình mf nhưng lại không hề quan tâm đến những người chúng ta không biết. Điều đó là một bản tính dường như rất tự nhiên của con người. Nhưng rõ ràng, tác động của điều đó với tương lai là cực kỳ hệ trọng.
Những người nghèo này chính là những người đang cố gắng tìm tới những nơi an toàn hơn. Ngày nay, những người nghèo nhất ở Ấn Độ và Trung Quốc đang đòi hỏi được chia sẻ với nền thịnh vượng toàn cầu. Chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ chia sẻ nó hay đấu tranh vì nó? Để đấu tranh sẽ là dấu chấm hết của tất cả chúng ta.
Trong vài năm gần đây, đã có nhu cầu về một hệ thống thu thuế với các thoả thuận tài chính thế giới hay các hoạt động toàn cầu khác gọi là Tobin Taxes. Đây được coi là một cách gây quỹ để giải quyết nhu cầu bức thiết của các quốc gia nghèo nàn nhất về điều kiện y tế. Có lẽ đây là một cách làm tiến bộ, một loại thuế toàn cầu cho một Dịch vụ y tế toàn cầu.
Đỗ Dương theo http://mpwatch.blogs.com
▪ AIDS ở tuổi 25: Bất cứ ai cũng có thể nhiễm HIV (12/06/2006)
▪ Tăng số người nhiễm HIV/AIDS ở Brazos Valley (12/06/2006)
▪ Cần Thơ: Gần 3.000 người nhiễm HIV/AIDS là thanh niên, công chức (08/06/2006)
▪ Châu Á chỉ đứng sau châu Phi về số ca nhiễm HIV/AIDS (06/06/2006)
▪ Angola: Benguela ghi nhận 767 ca nhiễm HIV/AIDS (31/05/2006)
▪ Nam Phi sẽ không kham nổi chi phí giải quyết đại dịch HIV/AIDS (31/05/2006)
▪ Nigeria: Gần 380,000 trẻ em nhiễm HIV/AIDS (30/05/2006)
▪ Bangladesh: Nạn buôn người qua biên giới làm tăng đại dịch AIDS (30/05/2006)
▪ Hà Nội: Gần 1.300 gái bán dâm đang hành nghề (30/05/2006)
▪ Một thanh niên 16 tuổi đâm 28 người (30/05/2006)