Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, giá chi phí cho các dịch vụ y tế công cộng ở
Cùng với điều này, giới nghiên cứu cũng cảnh báo việc Bộ y tế quốc gia có khả năng sẽ không thể hoàn thành được trách nhiệm nặng nề của mình nếu chính phủ không tăng thêm ngân sách hoạt động của bộ một cách căn bản.
Một số lớn người Nam Phi nhiễm HIV dương tính đang trong thời điểm chuyển sang giai đoạn AIDS, điều này có thể dễ thấy từ các tỉ lệ lây nhiễm cao trong cả nước bắt đầu biểu hiện tình trạng ốm đau và tử vong.
Ban nghiên cứu HIV/AIDS và kinh tế học y tế (viết tắt là HEARD) thuộc trường Đại học
Nhà nghiên cứu Nina Veenstra của HEARD chobieets: "Bệnh nhân HIV có thể sẽ sớm chiếm từ 60% đến 70% khu phòng bệnh điều trị".
Cũng theo cô này, hiện đã có khoảng nửa số bệnh nhân được nhận vào điều trị trong các bệnh viện ở Nam Phi với các bệnh liên quan đến HIV, trong khi đó, số bệnh nhân nhiễm HIV dương tính ở những phòng điều trị nhi khoa thậm chí còn cao hơn.
Theo những số liệu được tải lên trang web của Chương trình phòng chống HIV/AIDS của LHQ, tỉ lệ lây nhiễm HIV trong người trưởng thành ở Nam Phi là 21.5%.
Khi số bệnh nhân AIDS tăng lên thì nhu cầu về lượng nhân viên y tế lành nghề, về thuốc điều trị cũng như các cơ sở y tế cũng theo đó mà tăng theo.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng nghiên cứu khoa học con người ở Cape Town (viết tắt là HSRC) – tổ chức phi lợi nhuận với một phần quỹ của chính phủ, nhìn chung các bệnh nhân AIDS thường phải nằm viện lâu hơn các bệnh nhân khác vì họ phải mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sau những chứng nhiễm trùng cơ hội.
Cô Olive Shisana, chủ tịch HSRC giải thích: "Thời gian điều trị nội trú trung bình của các bệnh nhân HIV thường dài gấp bốn lần so với bệnh nhân HIV".
Tăng áp lực lên các cơ sở y tế cũng đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng tài chính lên khu vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của đất nước – và khi đó, chính những nhân viên y tế cũng căng thẳng hơn với khối lượng công việc tăng thêm.
Điều này báo trước tình trạng vắng mặt tại nơi làm việc sẽ cao hơn, tinh thần trách nhiệm thấp và rất nhiều nhân viên y tế có khả năng sẽ bỏ việc.
Nam Phi vốn đã rất thiếu thốn lượng nhân viên y tế, lý do chủ yếu chính là vì những điều kiện làm việc không đủ sức hấp dẫn. Rất nhiều vị trí dành cho nhân viên y tế còn bỏ trống, đó là điểm lưu ý của tổ chức nghiên cứu quốc gia Health Systems Trust (viết tắt là HST) đặt tại
Cũng theo HSRC thì những áp lực này sẽ thoả hiệp vấn đề chất lượng của dịch vụ chăm sóc người bệnh HIV/AIDS theo đề nghị.
HST cũng đã phát hiện ra có một số điểm phân phối thuốc ARV đã đạt tới độ bão hoà vì thiếu nhân viên làm việc.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu HST, chỉ có 12 đến 13% trong tổng số người bệnh có nhu cầu điều trị thuốc kháng virus là hiện tại đang được dùng thuốc.
Các nhà nghiên cứu Rob Stewart và Marian Loveday trong bản tổng kết y tế thường niên năm 2005 đã nói: "Lượng nhân lực hạn chế chính là nhân tố gây cản trở lớn nhất với việc nhân rộng việc thực hiện dự án điều trị bằng thuốc ARV và cần phải được giải quyết càng sớm càng tốt".
Thêm nữa, số lượng nhân viên y tế vốn đã rất ít ỏi này còn giảm dần vì lây nhiễm HIV. Theo một nghiên cứu của HSRC, 13% số nhân viên y tế qua đời từ năm 1997 đến 2001 đã chết về các bệnh liên quan đến AIDS.
Những phát hiện này có nhiều khả năng gây chú ý trong tuần tới, khi phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ (viết tắt là UNGASS) về HIV/AIDS sẽ diễn ra.
Năm 2001, Hội đồng LHQ đã tổ chức kỳ họp đặc biệt đầu tiên về HIV/AIDS, một mặt hội đồng ghi nhận những tiến bộ ở các sáng kiến điều trị và phòng chống HIV, một mặt cũng nhận thấy các sáng kiến đó chưa thể tiếp cận được hết với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất.
Trong suốt phiên họp UNGASS đầu tiên, các đại biểu tham gia đều nhất trí với những mục tiêu đặt ra trong "Bản công bố cam kết về HIV/AIDS", bản công bố này đã được lãnh đạo của 189 quốc gia thông qua.
Bản công bố đó đã đặt ra những mục tiêu nhằm ngăn chặn và đảo ngược tình trạng lây lan của đại dịch cho tới năm 2010 bằng hành động của các hiệp hội công dân cũng như chính phủ.
Cùng với các nước khác, Nam Phi đã cam kết sẽ cải tạo mọi những điều kiện cần thiết dành cho các nhân viên y tế và nâng cấp hệ thống cung cấp cũng như các kế hoạch tài chính liên quan tới việc cung cấp thuốc ARV, các cơ sở xét nghiệm và chăm sóc cho tới năm 2005.
Các đại biểu của Nam Phi sẽ phải báo cáo lại về những tiến bộ đạt được trong việc hoàn thành những mục tiêu này tại cuộc họp UNGASS+5, diễn ra từ 31/5 đến 2/6 tại New York, 5 năm sau khi Đại hội đồng LHQ tổ chức phiên họp đặc biệt về HIV/AIDS đầu tiên.
Ông Elsje Hall, một nhà nghiên cứu tại Dịch vụ nghiên cứu độc lập đặt tại Pretoria co biết, nhận trách nhiệm cải tiến phương thức đối phó với đại dịch của Nam Phi, một phần chính phủ sẽ yêu cầu các bệnh viện tạo sự thoải mái hơn trong công việc cho nhân viên y tế với chế độ lương bổng hậu hĩnh hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.
Các con số của HST cho thấy, tính đến năm 2009, cần có thêm 3200 bác sĩ, 2400 y tá và 765 nhân viên y tế để thực hiện các dự án về thuốc ARV trong nước. Vấn đề này lại làm nảy sinh nhu cầu tăng một lượng đáng kể chi phí dành cho nhân lực.
Theo ông Hall thì việc cung cấp thuốc ARV và các loại thuốc điều trị chứng nhiễm trùng cơ hội cũng cần được tăng thêm.
Còn theo HST, chi phí điều trị ARV toàn diện cho tới năm 2008/2009 sẽ vào khoảng 996 đô la Mỹ, cao hơn rất nhiều lần so với mức 179 triệu đô la Mỹ năm 2005/2006.
Dương Kim Thoa theo http://iafrica.com
▪ Angola: Benguela ghi nhận 767 ca nhiễm HIV/AIDS (31/05/2006)
▪ Nigeria: Gần 380,000 trẻ em nhiễm HIV/AIDS (30/05/2006)
▪ Bangladesh: Nạn buôn người qua biên giới làm tăng đại dịch AIDS (30/05/2006)
▪ Hà Nội: Gần 1.300 gái bán dâm đang hành nghề (30/05/2006)
▪ Một thanh niên 16 tuổi đâm 28 người (30/05/2006)
▪ Báo cáo của LHQ về tình hình điều trị AIDS (29/05/2006)
▪ AIDS vẫn là chủ đề khó nói với người Mỹ gốc châu Á (18/05/2006)
▪ Đảo Bam (Iran) đối mặt với heroin và AIDS sau động đất (16/05/2006)
▪ Trung Quốc: Lo ngại về gái mại dâm (16/05/2006)
▪ HIV/AIDS làm tăng số trẻ suy dinh dưỡng ở thế giới thứ ba (12/05/2006)