Trao đổi với phóng viên của tờ Newsweek, ông Holbrooke, cựu đại sứ của Mỹ, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp toàn cầu phòng chống HIV/AIDS khẳng định, diễn biến đại dịch thế kỷ đáng lo ngại nhất hiện nay là tại Ấn Độ chứ chưa hẳn là Châu Phi như người ta vẫn nghĩ.
Đã hàng thập kỷ nay, những cảnh báo về sức phá hoại của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS luôn đeo đẳng loài người và ngày một gay gắt hơn.
Bản báo cáo gần đây của Uỷ ban quan hệ quốc tế đặt tại
Trong năm năm qua, cựu đại sứ Mỹ Richard Holbrooke đã luôn miệt mài hoạt động trong công tác phòng chống AIDS, ông cũng đã từng là chủ tịch hội đồng quản trị của Hiệp hội doanh nghiệp toàn cầu chống HIV/AIDS của LHQ. Dưới đây là buổi nói chuyện của ông về tình hình leo thang của đại dịch với phóng viên Fred Guterl của tờ Newsweek.
Mô tả tình hình đại dịch hiện nay, ông Holbrooke nhấn mạnh, không nghi ngờ gì nữa, trong suốt 700 năm qua, AIDS là một vấn nạn nghiêm trọng nhất mà nền y học thế giới phải đương đầu. Bệnh dịch đã cướp đi biết bao sinh mạng, tàn phá không chỉ những vấn đề liên quan tới xã hội loài người mà cả nền an ninh quốc gia. Đây là một thực tiễn đã từng xảy ra ở người nơi thuộc châu Phi và một số nước khác như
Cũng theo ông này, Châu Phi là tâm điểm của đại dịch và Nam Phi là "cái lõi" cốt yếu nhất của tâm điểm ấy. Không ai bênh vực chính phủ Nam Phi trước những lời chỉ trích hết sức nặng nề về thái độ giải quyết đại dịch quá chậm chạp, đôi khi còn tỏ ra phớt lờ. Chính phủ không quan tâm tới việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục người dân về những kiến thức liên quan tới đại dịch như nguyên nhân và cách thức phòng tránh nó. Bộ phận lãnh đạo trong các nhà thờ ở nhiều quốc gia cũng tỏ ra thờ ơ trước vấn nạn loài người này.
Nhưng ông Holrooke khẳng định, AIDS không phải là căn bệnh của riêng châu Phi bởi ngay tại Ấn Độ, số người nhiễm phải căn bệnh này cũng đứng thứ nhất hoặc thứ hai trên thế giới. Chính phủ Ấn Độ cũng tỏ ra đặc biệt "lười nhác" trong những nỗ lực quốc gia đại dịch, họ hầu như không chịu đầu tư tiền của vào công tác phòng chống. Bộ máy lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ mới cũng tỏ ra có đôi chút quan tâm hơn nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được tình hình hiện nay. Chính sự phớt lờ đại dịch sẽ là căn nguyên của những thảm hoạ khôn lường do đại dịch HIV/AIDS gây ra cho đất nước ở vùng Đông Á này.
Từ những biểu hiện nào mà ông cho rằng Ấn Độ thờ ơ trong công tác giải quyết đại dịch?
Điều này thể hiện rất rõ khi chính phủ nước này không coi đại dịch HIV/AIDS là vấn nạn khẩn cấp mang tính quốc gia. Chỉ đôi khi họ nhắc nhở về nó và tuyệt đối không có bất cứ một chiến dịch tuyên truyền, giáo dục và phòng chống phổ cập trên cả nước. Để giải quyết đại dịch, họ chưa tỏ rõ cả về mặt quyết tâm lẫn đầu tư tài chính.
Đứng từ quan điểm cá nhân, tôi khẳng định, lo ngại về đại dịch ở Ấn Độ là lớn hơn cả so với Nga và Trung Quốc. Bởi với số dân cư rất lớn, mật độ người cao và cả thái độ phòng chống thiếu quan tâm, Ấn Độ chắc chắn sẽ là nước có tỉ lệ lây nhiễm rất cao trên thế giới. Trung Quốc cũng có dân số lớn, nhưng không có quốc gia nào dám thực thi những biện pháp mạnh tay để quốc gia đại dịch như quốc gia này, và do đó, họ hoàn toàn có khả năng kiểm soát mức độ lây nhiễm HIV/AIDS. Không thể phủ nhận, Nga cũng là một đất nước cần phải quan tâm hơn về tình trạng người nhiễm bệnh ở đây, nhưng dẫu sao, theo tôi, nếu bạn có xin ý kiến của 100 chuyên gia về AIDS trên thế giới, thì cả trăm sẽ nói rằng, Ấn Độ là quốc gia có tình trạng nhiễm bệnh nghiêm trọng chẳng kém gì châu Phi.
Tại sao thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm lại khiến cho đại dịch trở nên khó giải quyết?
Ở bất cứ đâu cũng vậy, nếu lơ đãng về những nguyên nhân cũng như biện pháp phòng chống đại dịch, AIDS sẽ lây nhiễm cực nhanh trong cộng đồng. 95% số người nhiễm HIV trên thế giới không hề biết về tình trạng bệnh tật của mình, do đó, trong suốt thời gian ủ bệnh từ 7 đến 8 năm không hề bộc lộ giấu hiệu bệnh tật nào, họ lại vô tình lây nhiễm sang cho bao nhiêu người khác nữa. Chính vì điều này mà phòng chống sẽ luôn là biện pháp số một để quốc gia đại dịch. Nếu không phòng chống, việc đổ tiền bạc nhằm cứu vãn tình hình chẳng khác nào muối bỏ bể. Người ta sẽ không tính toán được gì hơn nếu đại dịch này vẫn chưa được kiểm soát, do vậy, điều cần thiết được nhắc đi nhắc lại là cần phải phòng chống, cũng tức là làm tốt công tác xét nghiệm.
Liệu rằng những nỗ lực phân phát thuốc kháng virus tới 3 triệu người vào cuối năm nay của Tổ chức y tế thế giới có tạo ra được điểm nhấn nào trong việc giải quyết đại dịch không thưa ông?
Ngay cả trong trường hợp chương trình đó thành công thì năm 2005 vẫn sẽ có thêm khoảng 4,2 triệu người nhiễm HIV. Để có thể làm tốt hơn công tác phòng chống, theo tôi điều cốt yếu là phải chú trọng những vấn đề: sử dụng bao cao su, tuyên truyền lối sống lành mạnh, phát triển nghiên cứu về thuốc kháng khuẩn cho phụ nữ, đặc biệt nhất phải làm tốt công tác xét nghiệm. Nếu không nỗ lực trong việc phòng chống, không bao giờ ta có thể chặn đứng được đại dịch này. Việc xét nghiệm bệnh càng được làm kín đáo, bí mật sẽ càng giúp người dân muốn thực hiện hơn. Thái độ kỳ thị trong xã hội là một điều rất khủng khiếp nhưng nhất thiết phải làm tốt việc vận động, tuyên truyền để người dân vượt qua được những rào cản tâm lý này.
Trên thế giới đã có quốc gia làm được điều này, đó là
Theo ông, giới doanh nghiệp cần phải làm gì để góp tay vào giải quyết đại dịch AIDS?
Có thể nói thương nhân là những người đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phòng chống AIDS. Việc đóng này cũng chính vì lợi ích tài chính của họ, bởi họ thừa hiểu nếu nhân công của mình bị chết bởi đại dịch, họ sẽ phải bỏ rất nhiều khoản tiền để có thể đào tạo được nguồn nhân lực mới thay thế. Chính vì thế, họ sẽ phải quan tâm sâu sắc hơn tới công cuộc phòng chống và điều trị căn bệnh này. Nếu đang hoạt động ở những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, họ nên chú trọng hơn tới công tác xét nghiệm, tư vấn và điều trị miễn phí cho nhân công của mình.
▪ Sau HIV, đến SFV ? (10/08/2005)
▪ Lại một phiên toà xét xử kẻ cố ý lây nhiễm HIV (09/08/2005)
▪ Malaysia: Quá nhiều người mù mờ về HIV (06/08/2005)
▪ "Kỷ lục buồn" ở Papua New Guinea (06/08/2005)
▪ Phụ nữ cần biết một số thăm dò về sức khoẻ (05/08/2005)
▪ Những mảnh vỡ trên hè phố (05/08/2005)
▪ Trong tháng 7 có 3 người nhiễm H5N1 (03/08/2005)
▪ Uỷ ban thể thao California vô trách nhiệm trong tổ chức thi đấu quyền Anh (04/08/2005)
▪ Những "đại ca" vị thành niên vùng than (01/08/2005)
▪ Ngoáy tai - một thói quen nguy hiểm (01/08/2005)