Theo đó, những người hành nghề cắt tóc, trồng răng... phải được xét nghiệm để chứng minh rằng không bị nhiễm HIV. Theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH, quy định này nhằm hạn chế sự lây nhiễm trong một số công việc có khả năng lây nhiễm cao chứ không phải là sự phân biệt kỳ thị. Mặc dù tại kỳ họp thứ 8, rất nhiều ý kiến phản đối việc quy định trẻ em nhiễm HIV được học chung trường với những học sinh khác nhưng dự thảo trình hội nghị hôm qua vẫn giữ quy định này với lý do không phân biệt kỳ thị.
Liên quan đến vấn đề tiếp cận thuốc kháng HIV, theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, đa số người nhiễm HIV là người nghèo, nếu thực hiện việc điều trị miễn phí cho tất cả đối tượng này thì công tác phòng chống HIV/AIDS chắc chắn có hiệu quả cao. “Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế nước ta chưa thể đáp ứng được nên dự luật chỉ quy định một số đối tượng đương nhiên được điều trị miễn phí và những đối tượng khác được điều trị miễn phí theo thứ tự ưu tiên” - bà Thu nói. Các đại biểu cũng đồng ý với quy định người đang tham gia bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám, chữa bệnh.
Theo Thanh Niên
▪ Australia: Nam thổ dân có nguy cơ nhiễm HIV cao (21/02/2006)
▪ Tăng lây nhiễm HIV ở Kazakhstan (21/02/2006)
▪ Hồng Kông: Tăng số người nhiễm HIV trong năm 2005 (18/02/2006)
▪ Buộc tội người phụ nữ cố ý lây nhiễm HIV (17/02/2006)
▪ Chứng ghê sợ người đồng tính làm hỏng nỗ lực chống HIV của Mexico (17/02/2006)
▪ Nặng về chữa bệnh hơn phòng bệnh (16/02/2006)
▪ Tăng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS ở Makassar (15/02/2006)
▪ Học sinh lớp sáu mang bơm kim tiêm đến lớp (13/02/2006)
▪ Phụ nữ Busia xấu hổ không dám làm xét nghiệm HIV (11/02/2006)
▪ Nửa số ca nhiễm mới AIDS ở Mỹ là người da đen (11/02/2006)