Hôm thứ sáu tuần trước, LHQ đã kêu gọi chính phủ các nước cần có những biện pháp hành động tức thời để bảo vệ tốt hơn nữa trẻ em khỏi đại dịch thế kỷ HIV/AIDS.
Trong một phát biểu tham dự diễn đàn tại Hà Nội, Quỹ nhi đồng LHQ UNICEF cho biết, tính tới cuối năm 2005, có khoảng 30,000 trẻ em ở Đông Á và Thái Bình Dương nhiễm HIV/AIDS, gần 11,000 trường hợp trong đó là các ca nhiễm mới.
Bà Anupama Rao Singh, giám đốc phụ trách khu vực của UNICEF tại vùng Đông Á và Thái Bình Dương cho biết: “Việc hành động ngay đã trở nên rất cấp thiết và cần được thực thi nghiêm túc với những quyết định mang tính chính trị ở cấp cao nhất”.
Châu Á hiện đang là châu lục có tỉ lệ nhiễm HIV phát triển nhanh nhất. Cụ thể, tính riêng năm ngoái 50% trong tổng số người nhiễm bệnh ở đây rơi vào độ tuổi từ 14 đến 24.
Cũng theo UNICEF, có khoảng 450,000 trẻ em trong khu vực mất cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ vì đại dịch AIDS, thêm vào đó, rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang rơi vào nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao và phải chịu đựng những thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử tương đối nặng nề.
Bà Singh khẳng định: “Để hành động đúng đắn, chúng ta cần nâng cấp công tác phân tích, đánh giá tình hình của trẻ, những tác động mà đại dịch HIV gây ra với trẻ để có thể đưa ra được những hướng dẫn hợp lý nhằm lên kế hoạch và nhân rộng công tác phòng chống”.
Bà Sighn cũng yêu cầu nguyên thủ các nước vùng Đông Nam Á tán đồng với kế hoạch của UNICEF nhằm giúp đỡ trẻ nhiễm HIV/AIDS trong hội nghị tới tổ chức tại Manila, thủ đô Philippine.
Theo các chuyên gia, tình trạng lây lan rộng của đại dịch trong khu vực có thể hiểu được căn nguyên tại sao. Chính việc thiếu năng lực tốt và những dữ liệu không nhất quán về số trẻ em, thanh thiếu niên nhiễm bệnh đã gây ra những cản trở cho công tác phòng chống đại dịch trong khu vực.
Theo báo cáo của chính phủ Việt Nam, trong số 263,500 người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam, 8500 người dưới 19 tuổi, chỉ có khoảng 260 người được điều trị ở mức cơ bản thường xuyên trong năm ngoái.
Bà Lê Thị Thu, chủ tịch Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Việt
Những đứa trẻ này cần được hưởng các quyền lợi tương tự như những đứa trẻ khác.
UNICEF cho biết, có rất ít các nước trong khu vực đã tiến hành thu thập dữ liệu về số trẻ nhiễm HIV/AIDS trong nước.
Từ thực trạng này, UNICEF yêu cầu cần loại bỏ ngay những cấm kỵ về văn hóa và tôn giáo đã cản trở cha mẹ cũng như các nhà giáo dục không dám đề cập tới các chủ đề như tình dục an toàn và sử dụng bao cao su. Tổ chức cũng nhắc tới vấn đề hạn hẹp nguồn tài chính cho công tác phòng chống và tuyên truyền thông tin.
Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch HIV/AIDS ở châu Á là Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Cam pu chia và Ấn Độ. Hai quốc gia đông dân nhất là Ấn Độ và Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng bệnh dịch rất đáng lo ngại. Với khoảng 1 tỉ dân, Ấn Độ xấp xỉ 5 triệu người nhiễm bệnh, còn Trung Quốc đông dân hơn thì có khoảng 800,000 người nhiễm HIV, song con số thực tiễn có thể còn cao hơn rất nhiều.
Dương Kim Thoa theo http://news.yahoo.com
▪ Tanzania: 7% công chức nhiễm HIV (27/03/2006)
▪ Số người tiêm chích ma tuý nhiễm HIV cao nhất từ trước tới nay (24/03/2006)
▪ 8,500 trẻ nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam (24/03/2006)
▪ Tăng số phụ nữ nhiễm HIV/AIDS (24/03/2006)
▪ Trẻ em chưa được quan tâm trong phòng chống AIDS (22/03/2006)
▪ Phát hiện 17 ca nhiễm HIV/AIDS ở bắc Sulawesi (20/03/2006)
▪ Hà Nội: Tấn công bằng bơm kim tiêm (21/03/2006)
▪ 20%- 40% gái bán dâm nhiễm HIV/AIDS (17/03/2006)
▪ Rượu và những điều chưa biết (15/03/2006)
▪ Tỉ lệ tù nhân và tỉ lệ người Mỹ-Phi nhiễm HIV (13/03/2006)