Tiêu chuẩn xét nghiệm truyền thống giúp theo dõi quá trình diễn biến bệnh từ khi nhiễm virus HIV cho tới khi chuyển sang giai đoạn AIDS thông qua theo dõi lượng virus HIV. Để tính toán lượng virus này, người ta dùng một "dụng cụ đo" nhất định mà nếu có ít hơn 50 virus/mm2 máu thì được coi là bệnh được kìm hãm, còn nếu lượng virus hơn 75,000 virus/mm2 máu thì có nghĩa là bệnh sẽ tiến triển ngày một nhanh hơn.
Trong khi tìm hiểu các phân tích đầu tiên về kiểu phụ virus để xem xét khả năng dự báo tử vong của người bệnh có tính đến lượng virus trong cơ thể, đội nghiên cứu của Hopkins phát hiện thấy, những bệnh nhân có kiểu phụ virus D sẽ chết nhanh hơn những bệnh nhân có kiểu phụ virus A.
Trong khoảng 3 năm, 10% trong tổng số những người nhiễm virus kiểu phụ D đã chết, trong khi đó chỉ có 9 người nhiễm virus kiểu phụ A qua đời. Tuy nhiên, ở cả hai nhóm bệnh nhân có kiểu phụ virus A và D thì lượng virus thay đổi trong khoảng từ 20,000 virus/mm2 đến 100,000 virus/mm2 máu, mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng không thấy lượng virus là yếu tố dự báo chính xác về tình trạng tử vong trong cùng khoảng thời gian như nhau.
Những người tham gia nghiên cứu nói trên thuộc nhóm người Rakai với khoảng 12,000 người dân ở Uganda, đây cũng là những người đang được theo dõi để tìm hiểu cách thức lây truyền HIV ở nước này.
Hơn 300 nam giới và phụ nữ mới nhiễm virus HIV có tham gia nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ 1995 đến 2001, 53 người nhiễm virus kiểu phụ A và 203 người nhiễm virus kiểu phụ D.
70 người khác nhiễm phải phiên bản kết hợp của cả hai loại kiểu phụ virus nói trên. Mặc dù số lượng virus trong cơ thể mỗi người bệnh mang các kiểu phụ virus khác nhau là tương đối giống nhau nhưng số năm sống sót trung bình ở từng kiểu phụ lại khác nhau: 8.8 năm với kiểu phụ A, 6.9 năm với kiểu phụ D và 5.8 năm với kiểu phụ AD.
Thông qua các xét nghiệm máu thường niên, đây là một phần của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu biết được chính xác thời điểm từng bệnh nhân nhiễm bệnh. Sau khi chẩn đoán về tình trạng bệnh được khẳng định, nhà nghiên cứu sẽ dùng xét nghiệm DNA để xác định các kiểu phụ virus HIV, kiểu phụ A và D là hai kiểu phổ biến hơn cả ở Uganda.
Nhà nghiên cứu cho rằng virus kiểu phụ D nguy hiểm hơn virus kiểu phụ A vì kiểu phụ D có thể ngăn chặn các cơ quan cảm thụ chủ yếu trên tế bào miễn dịch, giúp kiểu phụ D huỷ hoại cơ thể với tốc độ nhanh hơn.
Phân tích bổ sung về máu còn cho thấy, với kiểu phụ A, những virus chỉ gắn với một loại cơ quan cảm thụ, đó là CCR5 để lây nhiễm vào tế bào. Nhưng 25% virus kiểu phụ D gắn với cả CCR5 và cơ quan thụ cảm khác là CXCR4. Trong thực tế, 2/3 số người bệnh nhiễm virus kiểu phụ có gắn với cơ quan thụ cảm CXCR4 đã chết trong vòng 3 năm.
Theo nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu nói trên, ông Oliver Laeyendecker, chuyên gia nghiên cứu hợp tác tại trường y đại học Johns Hopkins đồng thời là chuyên viên hợp tác nghiên cứu cao cấp tại Viện quốc gia dị ứng và bệnh truyền nhiễm thì: "Biết được kiểu phụ virus HIV của một người bệnh là vấn đề rất quan trọng đối với quá trình kiểm soát bệnh dịch vì bệnh dịch có thể phát triển nhanh hơn ở những người nhiễm kiểu phụ D".
Đỗ Dương theo http://www.eurekalert.org
▪ Mỹ: 51% ca nhiễm HIV mới là người da đen (09/02/2006)
▪ Nguy cơ đại dịch AIDS với người da đen (08/02/2006)
▪ Gần 10.000 người chết vì HIV/AIDS (07/02/2006)
▪ An ninh quốc gia Nigeria bị đe dọa bởi AIDS (06/02/2006)
▪ Tình dục khi cả 2 nhiễm HIV (28/01/2006)
▪ Gã bếp trưởng không biết mình nhiễm HIV (26/01/2006)
▪ Khác biệt về chủng tộc và thuốc điều trị HIV (26/01/2006)
▪ Quan hệ tình dục bằng miệng cũng có nguy cơ lây bệnh (25/01/2006)
▪ WB hỗ trợ Nam Định 100.000 USD phòng chống HIV/AIDS (24/01/2006)
▪ Kết án người phụ nữ không trung thực (23/01/2006)